- Barcelona: Sau thất bại nhục nhã là sự chấm hết một chu kỳ vinh quang?
- Bức tranh tối màu ở Barcelona vẫn có những điểm sáng
- Camp Nou đã mệt mỏi với Cesc Fabregas
Trong bóng đá, ranh giới giữa yêu và ghét, giữa chiến thắng và thất bại, giữa khen và chê thật quá đỗi mong manh.
1. Thập niên đầu của thế kỷ 21 trôi qua thật nhanh với biết bao biến động khôn lường. Ngày 11/9 năm 2001, cả thế giới bàng hoàng khi chứng kiến vụ khủng bố đẫm máu của tổ chức Al - Qaeda nhắm vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan (Mỹ).
Năm 2008, thế giới lại chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Tới năm 2011, thảm họa kép động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản buộc con người phải nhìn lại cách cư xử của mình với ‘mẹ’ thiên nhiên.
Hình ảnh này chỉ còn là hoài mộng
Trong bóng đá, giới túc cầu không khỏi bùi ngùi chứng kiến sự đi xuống của đội bóng hay nhất thế kỷ 20 – Real Madrid, với chuỗi thành tích tệ hại: 11 năm liên tiếp trắng tay ở Champions League, đấu trường mà trước đó họ đã 9 lần vô địch. Còn Manchester United, sau “cú ăn ba” vĩ đại ở năm cuối cùng của thế kỷ 20 vẫn duy trì được vị thế ở đấu trường danh giá nhất châu Âu trên phương diện CLB.
Nhưng tất cả hẳn sẽ phải ngã mũ trước sự vươn lên đầy mạnh mẽ của Barcelona, với lối chơi tấn công rực lửa mang tên Tiki-taka đã trở thành một thương hiệu đặc biệt của thế giới bóng đá. Chỉ trong vòng 5 năm (2006-2011), đội chủ sân Nou Camp lọt tới 3 trận chung kết Champions League và đã hai lần nâng cao chiếc cúp bạc danh giá.
Đặc biệt, ở mùa giải 2008/09, Barca đã khiến tất cả giới túc cầu phải nể phục khi giành “cú ăn sáu” vô tiền khoáng hậu trong lịch sử hình thành và phát triển môn thể thao vua. Barca trở thành hình mẫu thành công mà bất cứ đội bóng nào cũng muốn noi theo. Đó cũng là lý do vì sao ban huấn luyện Bayern quyết định chọn Guardiola làm HLV ở mùa giải sau, với hi vọng chiến lược gia người Tây Ban Nha sẽ giúp ‘Hùm xám’ có được thành công vang dội như Barca.
Còn Messi thì cũng đã giành được nhiều danh hiệu và lập nên nhiều kỷ lục, trong đó phải kể đến 4 lần liên tiếp sở hữu giải thưởng ‘Quả bóng vàng FIFA’ cùng chủ nhân của danh hiệu ‘Vua phá lưới’ trong 4 mùa bóng vừa qua của UEFA.
Barca vĩ đại, Barca không có giới hạn, Barca tuyệt vời, Messi siêu nhân, Messi là người ngoài hành tinh khác, chỉ có ‘súng đạn’ mới ngăn được Messi. Gần như tất những mĩ từ hoàn hảo nhất báo giới đã dành tặng để ca ngợi Messi và Barca. Thậm chí không ít tờ báo phải thốt lên bây giờ quá bí từ để nói về chiến thắng của Barca và phong độ ghi bàn khủng khiếp của Messi.
2. Nhưng rạng sáng 2/5/2013, mọi ngôn từ đẹp đẽ nhất dành cho Barca đã đảo chiều một cách chóng mặt sau thất bại thảm hại với tỉ số 0-7 trước Bayern. Một thất bại toàn diện, một thất bại tan nát, một thất bại tủi nhục, một đêm kinh hoàng, một thất bại tâm phục khẩu phục.
Tất cả đều đúng, bởi ‘Hùm xám’ đã sử dụng thứ bóng đá vị nghệ thuật kết hợp sự tinh quái và tinh thần thép của người Đức để bẽ gãy tuyệt kĩ Tiki-taka của Barca. Nó khắc hẳn hoàn toàn về ‘chất’ với chiến thuật phản bóng đá mà Inter và Chelsea, thậm chỉ cả Real của Jose Mourinho đã dùng để vượt qua Barca. Thế nên, bây giờ Bayern xứng đáng được nhận những ca từ mà báo chí đã từng dành tặng Barca.
Được làm vua, thua bị ‘đập’. Quả thực, bóng đá giống như một lát cắt của cuộc sống, có buồn, có vui, có những giọt nước mắt của thất bại cay đắng, có những nụ cười tươi tắn trên đỉnh vinh quang, có khen, có chê. Khoảng cách giữa hai trạng thái cảm xúc ấy thật mong manh. Yêu và ghét bóng đá cũng vì thế.
3. Barca đã nhận một thất bại đổ nát, nhưng suy cho cùng thì hãy cảm ơn họ vì 5 năm qua Messi và đồng đội đã thi đấu đầy cống hiến, mang đến cho người xem những trận cầu mãn nhãn cùng các bàn thắng kinh điển.
Barca trở thành mục tiêu và động lực để các đội bóng khác vươn lên khẳng định đẳng cấp. Nói một cách khác, muốn trở thành nhà vô địch thì phải đánh bại nhà vô địch. Nó cũng giống như việc vận động viên điền kinh Asafa Powell phá vỡ kỷ lục chạy 100m của Maurice Greene (9.79 giây) để trở thành người chạy nhất hành tinh vào năm 2005, với thành tích 9.77 giây. Nhưng hiện tại ngôi vị ấy đã thuộc về Usain Bolt, với thành tích 9.63 giây.
Với con người, mọi giới hạn đều có thể vượt qua, kể cả khổ đau mất mát như vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 hay thảm họa kép sóng thần và động đất ở Nhật Bản. Thế nên, theo logic của cuộc sống, một ngày nào đó, ‘Tia chớp’ sẽ bị vượt qua, một ngày nào đó Bayern sẽ không còn là chính mình.
Một lời chia buồn cuối tới Barca, đội bóng từng được mệnh danh là số 1 thế giới.
(Theo VTC