Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bundesliga: Đánh thức tiềm năng châu Á

Thứ Năm 25/11/2010 14:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đầu mùa giải, khi hàng loạt cầu thủ trẻ châu Á mới xuất hiện như Kagawa, Uchida, Son Heung Min... Bundesliga đã được dự báo về kỷ nguyên châu Á. Và thực tế, sau gần nửa chặng đường mùa giải 2010/11, châu Á đang để lại dấu ấn đậm nét tại Bundesliga.

Nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Shinji Kagawa (21 tuổi), người được coi là nguồn cảm hứng giúp Dortmund chơi thứ bóng đá cuồng nhiệt và độc chiếm ngôi đầu BXH (đã có 6 bàn thắng và 2 đường chuyền quyết định). Khi cái tên Kagawa trở nên quen thuộc, người Đức lại bất ngờ khi thấy một khuôn mặt măng sữa nữa xuất hiện ở Hamburg, Son Heung Min. Chấn thương ngay trước khi mùa giải bắt đầu khiến Son Heung Min phải nghỉ thi đấu tới vòng 10. Nhưng ngay trận ra mắt tại Bundesliga, tiền vệ 18 tuổi người Hàn Quốc đã ghi bàn cho Hamburg (thua Cologne 2-3). Và ở trận thua Hannover 2-3, Son Heung Min còn lập cú đúp cho Hamburg và đó cũng là 2 trận đấu Son Heung Min được ra sân trong đội hình xuất phát.

Shinji Kagawa: Niềm tự hào của châu Á

Tại Bundesliga có tổng cộng 6 cầu thủ châu Á đã được thi đấu gồm Hao Junmin (Trung Quốc, Schalke), Makoto Hasebe (Nhật Bản, Wolfsburg), Atsuto Uchida (Nhật Bản, Schalke), Kisho Yano (Nhật Bản, Freiburg), Son Heung Min (Hàn Quốc, Hamburg) và Kagawa (Nhật Bản, Dortmund). Sự bùng nổ của cầu thủ châu Á có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là 3 yếu tố:

Thứ nhất, thị trường châu Á chưa được khai thác triệt để. Vì thế, đầu tư vào cầu thủ châu Á chính là đánh vào thị trường đang ngủ yên. Từ khi Kagawa nổi lên, áo đấu của Dortmund bán chạy gấp đôi ở Nhật, rồi mọi trận đấu của Dortmund đều được mua bản quyền và các nhóm phóng viên liên tục sang Đức làm phóng sự. Guido Buchwald, tuyển thủ Đức từng gắn bó rất lâu với bóng đá Nhật Bản từng nói: “Thị trường thể thao châu Á đã bị bỏ quên quá lâu, và bây giờ là lúc ta đánh thức tiềm năng của họ”. Tiềm năng này không chỉ là kinh tế mà là cả về tài năng. Ví dụ như Son Heung Min là sản phẩm của sự hợp tác giữa Hamburg và LĐBĐ Hàn Quốc.

Thứ hai, giá của các cầu thủ châu Á rẻ, thậm chí là miễn phí khi các LĐBĐ châu Á rất muốn hợp tác và gửi cầu thủ trẻ cho các CLB Đức đào tạo. Hao Junmin, một trụ cột hàng thủ của HLV Magath là người như vậy. Thậm chí, trước khi đến Schalke, Hao từng đến thử việc ở Chelsea dưới thời Mourinho, nhưng sau 6 tháng thì bị Mourinho từ chối vì... quá trẻ.

Thứ ba, theo nhận định của các HLV thì cầu thủ châu Á “lành” hơn cầu thủ châu Phi và Nam Mỹ. Họ chăm chỉ tập luyện, sống nghiêm túc và không nổi loạn. Dù sự thích nghi cuộc sống của họ chậm hơn, nhưng thái độ tập luyện và cuộc sống lại giúp họ hòa nhập nhanh hơn. Khi Bundesliga đang náo loạn vì vô khối scandal, những cầu thủ châu Á ở đây thực sự là hình mẫu lý tưởng mà các HLV cần.

Tương lai của cầu thủ châu Á tại Bundesliga ra sao, hãy nghe Guido Buchwald nhận định: “Nếu cứ thi đấu như lúc này, chỉ vài năm nữa thôi, ít nhất 5 hoặc 6 cầu thủ châu Á sẽ rời Bundesliga để tới Barca, Real hay Chelsea!”.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

Video

Xem thêm
top-arrow
X