Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Sự cố tủi hổ trên sân hàng Đẫy còn khiến cả bóng đá Tây Ban Nha tận bên trời Âu gọi nhớ về những tháng ngày đen tối trong năm 1992. Đó là khoảng thời gian pháo sáng đã bị cấm đem vào các sân vận động nhưng chẳng ai thèm quản lý, để rồi hình thành vết nhơ lịch sử khi cướp đi sinh mạng của một CĐV mới chỉ 13 tuổi.
Pháo sáng trên sân Hàng Đẫy ở trận Hà Nội vs Nam Định |
Chiều 15/3, cả gia đình Joaquin Alfonso quyết định cùng nhau đến sân xem bóng đá – trận đấu giữa Espanyol và Cadiz. Ông, với tư cách của một người cha mất con và thậm chí phải bất lực chứng kiến điều đó ngay trước mặt, đau đớn hồi tưởng:
“Trước khi trận đấu bắt đầu, tôi vẫn còn đang mải chụp ảnh kỷ niệm về ngày hôm ấy. Song khi đang quan sát các cầu thủ bước ra sân, tôi nghe thấy tiếng la hét thất thanh của vợ tôi và khi quay lại ngoái nhìn, ngọn lửa kinh hoàng đó đang đang bùng cháy trong trong lồng ngực con trai tôi.”
“Ban đầu tôi nghĩ có thể dễ dàng dập tắt, nhưng tôi đã nhầm. Quả pháo găm vào ngực Guillermo và nhanh chóng cháy lan ra toàn thân nó. Tôi đã cố gắng rút quả pháo ra khỏi người thắng bé đến nỗi chính mình cũng bị bỏng, nhưng đã quá muộn – con tôi nó lịm dần và ra đi mãi mãi.”
Bức ảnh cuối cùng của gia đình Joaquin Alfonso trước cái chết tức tưởi của cậu con trai vì quả pháo sáng găm vào lồng ngực |
Vụ việc xảy ra lúc 16h58 phút giữa lúc các cầu thủ Espanyol và Cadiz đang làm thủ tục trước trận đấu. 17h14 phút, Guillermo được đưa lên xe cứu thương và phóng thẳng vào bệnh viện, nơi các bác sĩ hoàn toàn không có biện pháp nào để cứu sống cậu bé.
Vết thương của quả pháo để lại hậu quả khủng khiếp khi cháy lan xuyên thấu vào bên trong tim, gây ra chảy máu cấp tính và tổn thương không thể phục hồi. Kể cả có phép màu nào đi chăng nữa, Guillermo chắc chắn cũng sẽ phải chịu cảnh dị tật khổ sở suốt phần đời còn lại.
Quỹ đạo bay của quả pháo sáng gần giống như trên sân Hàng Đẫy ở trận Hà Nội vs Nam Định |
Đáng trách là Guillermo không phải nạn nhân đầu tiên tử vong vì pháo sáng khi xem bóng đá. Trước đó vào tháng 4/1985, ông Luis Montero Domínguez, 55 tuổi, cũng nhận cái chết tức tưởi vì trúng một quả pháo hàng hải không khác gì tên lửa (dài 70cm, bắn cao 1500m). Đó là một người hâm mộ… Cadiz.
Tuy nhiên chỉ đến cái chết rúng động của cậu bé 13 tuổi Guillermo mới là giọt nước tràn ly, khiến Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha phải lập tức thành lập Ủy ban Chống Bạo lực và thực hiện mạnh tay các biện pháp hình sự theo các quy định của Luật Thể thao năm 1990.
Từ đó cho tới nay, truyền thông Tây Ban Nha vẫn thường xuyên nhắc lại hai sự kiện đen tối, hai vết nhơ đáng quên trong lịch sử kể trên, qua đó không ngừng đốc thúc các SVĐ thắt chặt an ninh, tuyên truyền ý thức cho các thế hệ CĐV và đặc biệt những hooligan tương lai biết về giới hạn điểm dừng của mình.
Gia Khoa (TTVN)