Thứ Bảy, 21/09/2024 Mới nhất
Zalo

Những bản hợp đồng thảm hoạ nhất mùa đông: MU hãy cẩn thận với Bruno Fernandes

Thứ Sáu 07/02/2020 11:34(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Mua người mùa đông chưa bao giờ là giải pháp tốt nhất với các đội bóng, khi các tân binh thường mất nhiều thời gian hoà nhập và khả năng thất bại là không nhỏ. Dưới đây là những bản hợp đồng thảm hoạ nhất mùa đông trong lịch sử bóng đá.

Mohamed Salah (Basel tới Chelsea 2014 – 11 triệu bảng)
 

Không ai nghi ngờ đẳng cấp và phong độ của trụ cột Liverpool hiện tại, nhưng trong lần gia nhập Premier League đầu tiên, Salah là một nỗi thất vọng đến khó hiểu. Toả sáng trong màu áo Basel và thậm chí được ca ngợi là Messi Ai Cập, tiền đạo sinh năm 1992 gia nhập Chelsea mùa đông 2015, nhưng không chứng tỏ được tài năng. Anh được xem là một trong ba bản hợp đồng mùa đông tồi tệ nhất của Chelsea (cùng Cuadrado và Torres).
 
Chỉ ra sân vỏn vẹn 13 trận và ghi 2 bàn trong màu áo Chelsea, anh bị tống sang Fiorentina và bắt đầu hồi sinh tại đây. Tuy vậy, phong độ khá ấn tượng của Salah chỉ giúp Chelsea… dễ bán anh hơn cho Roma. Cuối cùng, cầu thủ này đã chuyển tới Liverpool từ đội bóng thủ đô Italia và lần này, anh mới thành công tại Premier League.

 Những bản hợp đồng thảm hoạ nhất mùa đông hình ảnh

Salah không thành công trong màu áo Chelsea 


Juan Cuardrado (Fiorentina tới Chelsea, 2015 – 23 triệu bảng)

 

Toả sáng cùng ĐT Colombia tại World Cup 2014, Juan Cuadrado là món hàng hot trên TTCN. Phải tới kỳ chuyển nhượng mùa đông 2015, Chelsea mới chiêu mộ được cầu thủ này với mức giá không hề rẻ - 23 triệu bảng. Rất nhiều người kỳ vọng anh sẽ trở thành trụ cột và làm nên lịch sử cùng The Blues, nhưng tất cả đã nhầm.
 
Có tổng cộng chỉ 4 lần ra sân xuất phát tại Chelsea, Juan Cuadrado sớm bị đẩy về “nơi sản xuất”, trở lại Serie A khoác áo Juventus. Tại xứ sở mỳ ống quen thuộc, Cuadrado hồi sinh và được Bà đầm già thành Turin mua đứt với giá 18 triệu bảng. Chelsea đương nhiên không lỗ lắm trong vụ làm ăn này, nhưng hãy tưởng tượng đến sự kỳ vọng khổng lồ của họ với một ngôi sao World Cup.

Cuadrado Chelsea

Cuadrado cũng là một trường hợp sớm phải ra đi khi chuyển tới Chelsea

 
 

Andy Carroll (Newcastle tới Liverpool – 35 triệu bảng)

 

Cũng trong mùa đông đầu năm 2011, Liverpool hí hửng cầm tiền tấn bán được Fernando Torres, để sang gõ cửa Newcastle mua Andy Carroll – chân sút gây ấn tượng lớn trong nửa đầu mùa giải. Tuy nhiên, đóng góp của anh cho The Kop cũng chẳng khá hơn Torres với Chelsea là bao.
 
Kiên nhẫn để Andy Carroll chơi tới 44 trận, những gì Liverpool nhận lại chỉ là vỏn vẹn 6 bàn thắng, và họ đành phải bán cầu thủ người Anh cho West Ham với giá 15 triệu bảng. Một vụ chuyển nhượng đã phá huỷ sự nghiệp của Carroll, còn Liverpool ít nhất cũng hài lòng vì họ chiêu mộ được Luis Suarez trong cùng thời điểm.

Carroll Liverpool

Andy Carroll dẫn đầu trong những bản hợp đồng thảm hoạ nhất mùa đông của Liverpool


 

Wifred Bony (Swansea tới Man City, 2015 – 28 triệu bảng)

 

Bony trở thành một trong những cầu thủ châu Phi đắt giá nhất mọi thời đại, sau khi gia nhập Gã nhà giàu Manchester City vào mùa đông 2015 với mức giá 28 triệu bảng. Trước đó, anh ghi bàn “sòn sòn” cho Swansea, và thậm chí được so sánh với Sergio Aguero.
 
Tuy nhiên, sẹ kết hợp này không thành công như trên lý thuyết, khi Bony nhanh chóng trở thành người bị quên lãng tại đội chủ sân Etihad và bị tống sang Stoke dưới dạng cho mượn. Ngay cả khi Pep Guardiola xuất hiện, mọi thứ cũng không cải thiện và anh bị bán lại cho Swansea. Hiện giờ, Bony đã chuyển tới Qatar chơi bóng trong màu áo Al Arabi.
 
Bony Man City

Người bị lãng quên Wilfred Bony


 

Chris Samba (Anzhi tới QPR 2013 – 13 triệu bảng)
 

Khi nhìn vào mức giá, nhiều người sẽ cảm thấy thương vụ này cũng không đến nỗi nào, nhưng hãy tưởng tượng một đội bóng đang lóp ngóp xuống hạng như QPR chịu chi như vậy. Samba là niềm hy vọng số 1 cho cuộc chiến trụ hạng của đội, đến nỗi HLV Harry Redknapp tự tin khẳng định trung vệ Congo sẽ làm “xoay chuyển tình hình”. Mức lương kỳ lục 100 nghìn bảng/tuần cho ngôi sao này cho thấy điều đó.
 
Đáng chú ý chỉ cách đó ít tuần, chính Redknapp tuyên bố “Bạn không nên chi trả mức lương khổng lồ khi chỉ có SVĐ với sức chứa 18 nghìn người’. Rất nhanh chóng, Redknapp sớm từ chức sau thương vụ chuyển nhượng này, và QPR xuống hạng trong mùa giải đó. Về phía Samba, anh này còn ngang nhiên thách thức người hâm mộ “bao giờ kiếm nhiều tiền hơn tao thì hãy nói chuyện”. Ngay mùa hè đó, Samba trở lại khoác áo Anzhi.

Samba QPR

Chris Samba tự biến mình trở thành kẻ đáng ghét với các fan QPR


 

Alexis Sanchez (Arsenal tới Man United 2018 – đổi ngang Mkhitaryan)

 

Đầu năm 2018, Quỷ đỏ vui mừng thông báo đạt thoả thuận chiêu mộ Alexis Sanchez ngay trước mũi kình địch Man City. Sở hữu cầu thủ ghi 80 bàn, 45 lần kiến tạo trong 166 trận của Arsenal là một sự bổ sung đáng giá. Hơn nữa do hợp đồng của anh chỉ còn 6 tháng, MU cũng không tốn quá nhiều tiền chuyển nhượng – khi đổi ngang Mkhitaryan được định giá 20 triệu euro.
 
Tuy nhiên phần còn lại mùa giải chỉ là nỗi thất vọng tràn trề. Tân số 7 của Quỷ đỏ dẫn đầu Premier League về tiền lương 350 nghìn bảng/tuần (có thể lên 500 nghìn bảng phụ phí), nhưng đóng góp thì chỉ ngang một cầu thủ hạng bét. Quá chán nản, MU đã tống cổ Sanchez sang Inter Milan vào mùa hè 2019, dù vẫn phải gánh nửa lương của anh – nhưng ít nhất cũng không phải chi trả toàn bộ cho cầu thủ không sử dụng được. 

Sanchez danh dan

Alexis Sanchez bị chỉ trích khi chỉ giỏi đánh đàn tại Old Trafford


 

Fernando Torres (Liverpool tới Chelsea, 2011 – 50 triệu bảng)

 

Trong ngày cuối cùng của phiên chợ tháng 1/2011, Chelsea đã chơi lớn khi bỏ ra 50 triệu bảng chiêu mộ sát thủ Liverpool – Fernando Torres, và đó là một sai lầm lớn. Không ai biết lý do vì sao chân sút người Tây Ban Nha sa sút phong độ đến vậy. Anh ngày càng trở nên vô hại, mà đỉnh điểm là pha bóng sút ra ngoài khi đã vượt qua thủ môn, đối mặt với khung thành trống của MU.
 
Tất nhiên, Torres vẫn ghi bàn (45 bàn trong 172 trận) và giành không ít danh hiệu cùng Chelsea, nhưng anh là bản hợp đồng tồi tệ nhất lịch sử CLB. Sau đó, anh được gửi tới Milan và rồi trở lại Atletico thi đấu. Hiện nay, Torres đã giải nghệ với CLB cuối cùng là Sagan Tosu của Nhật. Anh là một huyền thoại bóng đá thế giới, chẳng ai có thể bàn cãi về điều đó, nhưng với riêng Chelsea thì thỉ là bản hợp đồng thất bại.

Torres Chelsea

Pha bỏ lỡ không tưởng của Torres là tóm gọn cho hành trình của anh tại Chelsea

 

Philippe Coutinho (Liverpool tới Barcelona 2018 – 105 triệu bảng)

 

Trong những năm tháng đỉnh cao cùng Liverpool, Coutinho là nỗi kinh hoàng với mọi hàng phòng ngự bởi khả năng sút xa khủng khiếp, những đường chuyền và đá phạt. Ấn tượng với điều đó, Barca đã quyết định bạo chi trong nỗ lực tìm người thay thế Neymar. Khoảng thời gian đầu, Phù thuỷ nhỏ được kỳ vọng lấp đầy chỗ trống của Iniesta, nhưng càng ngày mọi thứ càng chệch hướng.
 
Barca luôn kỳ vọng rất nhiều vào những tân binh, và Coutinho đơn giản là không thể đáp ứng được kỳ vọng đó rồi phải ra đi. Hiện tại, anh đang khoác áo Bayern Munich dưới dạng cho mượn. Tin tốt với Barca là với việc sớm chia tay Coutinho, họ chỉ phải trả cho Liverpool 105 triệu bảng trong tổng số phụ phí có thể lên tới 142 triệu, nghĩa là tiết kiệm được 37 triệu.
 
Coutinho

Coutinho làm đủ trò để ra đi từ bỏ tập tới giả chấn thương, nhưng rồi lại bị Barca tống cổ

 


Bóng đá và những scandal tình ái tai tiếng: Chăm vợ bạn thân cực giỏi, cắm sừng em trai cực chất
Làng túc cầu thế giới từng rúng động với không ít vụ bê bối tình ái của các cầu thủ nổi tiếng, thậm chí trong số đó có cả những biểu tượng mẫu mực trên sân cỏ.
Những pha lật kèo trong chuyển nhượng đáng nhớ nhất lịch sử: Gọi tên “cú lừa” Obi Mikel
Cùng với những thương vụ bom tấn, bóng đá thế giới xuất hiện không ít những pha lật kèo trên thị trường chuyển nhượng – những “cú lừa” lịch sử.
Những bản hợp đồng hụt đáng tiếc nhất lịch sử: Blackburn và nỗi đau muôn đời với Zidane
Phiên chợ đông 2020 đang diễn ra với nhiều thương vụ đáng chú ý được đồn thổi, đi kèm với “đội chiến thắng” trong đàm phán, đó là sự thất bại của những CLB...
Nguyệt Anh

Có thể bạn quan tâm

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Video

Xem thêm
top-arrow
X