Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 10): Sơ đồ WW - Cuộc cách mạng thứ ba
Thứ Năm 29/08/2019 15:46(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Việc ĐT Hungary đánh bại ĐT Anh ngay tại Wembley là cú sốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của bóng đá Anh, mà còn phá vỡ luôn quan niệm về số áo truyền thống.
Sự ra đời của WW
Sau Thế chiến thứ hai, Marton Bukovi đối diện với cơn đau đầu về lực lượng khi trung phong Norbert Hofling chuyến đến Lazio. Trong bối cảnh không còn một trung phong đủ tốt nào, chiến lược gia người Hungary buộc phải tìm đến một giải pháp mang tính “chắp vá”, vô tình trở thành một trong những cuộc cách mạng lớn về chiến thuật của lịch sử.
|
Marton Bukovi (phải) là người xây dựng nền tảng cho sơ đồ chiến thuật WW. |
Không được bổ sung một “số 9” đủ tốt, Bukovi buộc phải thử nghiệm các kỹ năng chơi bóng của cầu thủ chạy cánh Peter Palotas. Tuy không mạnh về khoản tranh chấp nhưng bù lại, Palotas là mẫu cầu thủ có khả năng di chuyển tốt, kỹ thuật cá nhân tuyệt vời cùng nhãn quan sắc bén.
Chiếc áo số 9 sau đó được trao cho Palotas, một trung phong không theo mẫu truyền thống mà chơi lùi, để hai tiền đạo chơi lùi khác có cơ hội băng lên tiến vào trong. Nhờ thế, Bukovi là người đầu tiên khai sinh ra vai trò “số 9 ảo”, còn Palotas là người đầu tiên chơi trong vị trí này.
Việc các cầu thủ số 8 và 10 dâng lên chơi trung phong, còn số 9 lùi xuống, tuyến phòng ngự của đội khiến Bukovi buộc phải có sự tính toán. Trong số hai tiền vệ ở trên hàng hậu vệ, một cầu thủ sẽ lùi xuống chơi như một trung vệ thứ hai khi đội phòng ngự, còn hai hậu vệ số 2 và 3 sẽ chơi trong vai trò như hậu vệ cánh ngày nay.
|
Lược sử chiến thuật bóng đá - Cuộc cách mạng thứ ba với sơ đồ WW |
Khác với WM (3-2-2-3), sơ đồ của Bukovi được đặt dưới cái tên WW với chữ M “lộn ngược”, chuyển thành sơ đồ 2-3-2-3. Khi có bóng, sơ đồ này sẽ chuyển thành 2-3-1-4, với cầu thủ số 9 vốn là trung phong lại chơi lùi xuống trong vai trò cầu thủ kiến tạo.
Nền tảng cho bóng đá hiện đại
Cho đến tận ngày nay, phát kiến của Marton Bukovi vẫn được đánh giá là sợi dây liên kết, chuyển tiếp giữa thứ sơ đồ có phần xơ cứng sang linh hoạt. Những vị trí, khái niệm mới được xây dựng từ thời Bukovi vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay như số 9 ảo, hậu vệ biên, tiền vệ phòng ngự.
Sở dĩ, sơ đồ WW được coi là một cuộc cách mạng về chiến thuật bởi nó đã kéo các cầu thủ ra khỏi số áo truyền thống. Số 9 không còn đá trung phong, số 8 hay số 10 không còn đá dưới số 9, số 4 không chỉ là tiền vệ mà có thể đá hậu vệ,…
|
Trận thắng của ĐT Hungary trước ĐT Anh giúp sơ đồ WW trở thành một luồng gió mới, thổi bay sơ đồ WM cũ kỹ. |
Sau “trận cầu thế kỷ”, Peter Doherty - HLV của Doncaster nhấn mạnh ĐT Hungary không chơi theo những con số “quy ước”, không thể đơn giản là số 2 kèm số 11, số 3 kèm số 7, số 5 kèm số 9,…
Sơ đồ WW được sử dụng thành công vởi Gusztav Sebes – người đồng hương của Bukovi, giúp ĐT Hungary làm mưa làm gió trong thập niên 1950. Năm 1952 khi chạm trán Thuỵ Sĩ, Sebes trả Palotas về vị trí chạy cánh, thay vào đó là sử dụng Nandor Hidegkuti vị trí số 9.
Chính Hidegkuti là người đã “huỷ diệt” ĐT Anh, góp công lớn vào sự sụp đổ của sơ đồ WM rồi đưa WW trở thành một xu hướng chiến thuật mới của bóng đá thế giới.