Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Khi trọng tài cũng bị... việt vị

Thứ Sáu 12/04/2013 11:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Việt vị, điều luật được nghĩ ra để tránh hiện tượng tiền đạo “mắc màn” bên phần sân đối phương đang tồn tại như một con dao 2 lưỡi. Nó khiến giới trọng tài - những người đi bắt việt vị - cũng thường xuyên rơi vào… bẫy việt vị.

1. Tháng 1/2011, làng túc cầu Premier League được một phen nửa cười nửa mếu sau khi bất đắc dĩ phải lắng nghe màn “bình loạn” của hai BLV tiếng tăm đang lên sóng trận Wolves-Liverpool: Andy Gray và Richard Keys. Họ cùng nhau bình luận về một tình huống việt vị mà nữ trợ lý trọng tài Sian Massey vừa tóm được trước đó.

Bình luận thì không sao. Nhưng bình loạn, mà quên không tắt micro thì đúng là một thảm họa. Mở màn, anh Keys mỉa mai: “Trông kìa, có lẽ nên bố trí ai đó xuống sân dạy cô ta về luật việt vị”. Tiếp lời, Andy Gray chua chát bồi thêm: “Phụ nữ mà cũng đi làm trọng tài. Thật không thể tin nổi. Anh có tin không, tôi đoán là cô ta chả hiểu quái gì về luật việt vị”.

Tình huống Santana ghi bàn trong thế việt vị tiễn Malaga khỏi Champions League và trọng tài Thomson - người cầm còi trận này (ảnh nhỏ bên phải)
Tình huống Santana ghi bàn trong thế việt vị tiễn Malaga khỏi Champions League và trọng tài Thomson - người cầm còi trận này (ảnh nhỏ bên phải)

Câu chuyện xoay quanh sự định kiến. Khi những sai lầm của trọng tài, đặc biệt trong nhiệm vụ phát hiện các lỗi việt vị, diễn ra như cơm bữa, tự khắc trong mỗi người sẽ hình thành sự định kiến. Nó hiện ra rất rõ ngay cả trong các kịch bản quay phim. Cứ hễ sau một pha thổi việt vị gây tranh cãi, hoặc một bàn thắng trông có vẻ như đã việt vị, không cần biết cầu thủ có việt vị hay không, máy quay mặc định được chỉ đạo hướng về phía trợ lý trọng tài, ngay khi ông này thể hiện sự bối rối.

2. Định kiến với phụ nữ là sai. Nhưng hai BLV của SkySport có chút nghi ngờ về năng lực của trọng tài thực tế cũng cũng chỉ là một phản xạ vô điều kiện.

Ngay ở loạt trận tứ kết Champions League 2012/13 mới đây thôi, theo nhận định của tờ Guardian, các trợ lý trọng tài đã bỏ qua ít nhất 5 tình huống ghi bàn trong tư thế việt vị khá rõ ràng. Nó chỉ trực tiếp làm thay đổi vận mệnh của một đội bóng (trường hợp của Malaga với bàn thua phút 90+3 trước Dortmund là một ví dụ), nhưng đối với lực lượng trọng tài mà nói, nếu họ tặc lưỡi cho rằng chỉ mỗi Chủ tịch Malaga lên Twitter chửi um trọng tài cũng chẳng ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, thì nhầm to.

20 bàn thắng mà có tới 5 bàn được ghi trong thế việt vị, đạt tỉ lệ 0,25 bàn thắng xảy ra sẽ có 1 bàn dính líu đến những sai lầm trong bắt việt vị của các trọng tài, đây là con số không thể chấp nhận được.

Nghiêm trọng hơn, người ta thống kê được, càng vào vòng trong, thì tính chính xác trong các tình huống bắt việt vị càng giảm. Với riêng loạt trận tứ kết Champions League vừa kết thúc, sự chính xác giảm tới 40% - một con số thực sự đáng báo động.

Tờ Guardian từng tiết lộ: UEFA mất trung bình 70.000 bảng/ngày cho công tác đào tạo lực lượng trọng tài hùng hậu trong tay họ. Sẽ là vô lý nếu nói họ yếu về mặt chuyên môn. Còn về phía trọng tài, ngoài khoảng lương cứng từ 60.000 - 80.000 bảng/năm, họ còn được bồi dưỡng cao nhất 1.000 bảng/trận. Cũng không thể chấp nhận những trọng tài nói rằng họ phải đi làm thêm để nuôi cái thú cầm còi.

3. Tốc độ các trận đấu bây giờ quá cao hay ngày càng xuất hiện nhiều cầu thủ rất giỏi sống trên ranh giới việt vị, dẫn đến việc các trọng tài thường xuyên tự đặt chính mình vào bẫy việt vị?

Có một câu chuyện bi hài thế này: Sau khi luật việt vị được thông qua, rất nhiều quốc gia châu Âu không nói tiếng Anh cho biết, họ gặp khó khăn trong việc văn bản hóa luật việt vị ra tiếng bản địa. Vì nó quá phức tạp và rối rắm trong cách diễn đạt. Báo chí Đức khi đó nói: Rồi người ta sẽ dùng sự phức tạp trong câu chữ để lách luật.

Sự suy diễn ấy đang dần thành thực tế. Trước đây, trọng tài điều khiển một trận đấu bằng cái tâm. Còn bây giờ, sự xô bồ trong đội ngũ vua áo đen là điều có thể nhận ra. Việt vị vốn dĩ đã là một tình huống nhạy cảm, và luật việt vị rối rắm càng chắp cánh để những sai lầm nảy nở.

Đừng quên, người ta không bỏ 70.000 bảng để đào tạo ra những trọng tài không đuổi theo kịp cầu thủ, hay than phiền rằng họ bị sức ép của những trận cầu quá lớn ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng phán đoán.

Thạch Long - Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11/2024. Lịch thi đấu UEFA Nations League Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha; lịch thi đấu V-League; lịch trực tiếp bóng đá.

Video

Xem thêm
top-arrow
X