Chỉ ngay sau loạt trận đầu tiên tại vòng bảng Champions League, người ta đã nhận thấy rõ sự “lép vế” của các đại diện đến từ đảo quốc sương mù so với những đối thủ tại Bundesliga. Từ Man City đến Arsenal đều phải nhận thất bại trước Bayern và
Schalke (giữa) đã có một trận đấu tốt trước Chelsea dù bị đánh giá thấp hơn |
1.Hơn 200 năm trước, nước Anh từng được xem là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới với câu nói cực kỳ nổi tiếng: “Mặt trời không bao giờ lặn trên vương quốc Anh”
Đương nhiên, người Anh cũng có cái lý riêng của mình khi cố gắng tạo nên một hệ thống “đa quốc tịch” như vậy. Với những nguồn lợi nhuận khổng lồ từ bên kia thế giới, đảo quốc sương mù chẳng bao giờ thiếu tiền… Họ thích thứ gì, họ mua thứ đó. Khi chiến tranh nổ ra, đội quân đánh thuê từ khắp mọi miền trên thế giới cũng luôn sẵn sàng “sống chết” để bảo vệ nước Anh.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngay từ thời quá khứ hoàng kim, người Anh đã thích tự tạo dựng cho mình một thói quen…dùng tiền để mua tất cả.
2.Cùng thời điểm cách đây 200 năm, nước Đức vẫn đang ở trong thời kỳ bị chia cắt làm nhiều tiểu quốc. Trong số này, Phổ là đế quốc sở hữu diện tích cũng như nguồn lực hùng hậu nhất. Khác với người Anh, đế quốc Phổ không có nền hải quân hùng mạnh nên cũng không thể khai thác thuộc địa và kiếm được các nguồn lợi từ “tân thế giới”. Thay vào đó, chính sách của nước Phổ khá đơn giản, tập trung huấn luyện quân đội theo chủ nghĩa “độc tài, quân phiệt hiếu chiến”.
Kết quả, cho đến những thập kỷ 70,80 của thế kỷ 19, đế quốc Phổ đã dần dần vươn lên trở thành một trong những quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất châu Âu, đặc biệt là bộ binh. Trái ngược hoàn toàn với người Anh, quân đội Phổ chủ yếu chỉ dùng người bản địa, cùng lắm là thêm từ một số nước lân cận như Ba Lan, Áo hay Tiệp Khắc.
Rõ ràng, trong tư tưởng của những vị vua Phổ, họ đã thích tự xây dựng nên một hệ thống do chính mình đào tạo ra, vừa kỷ luật, dễ bảo và cũng thiện chiến hơn rất nhiều. Dẫn chứng cụ thể, trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, nếu xét về sức mạnh, đương nhiên quân đội Đức là số một châu Âu.
3.Cho đến bây giờ, dường như cách làm bóng đá của người Anh và người Đức vẫn đang cho thấy sự khác biệt rất lớn từ quá khứ. Trong khi Premier League là “chốn thiên đường” tụ hội những ngôi sao từ khắp mọi miền trên thế giới. Thì ngược lại, tại Bundesliga, nòng cốt của các CLB Đức vẫn là dàn cầu thủ trẻ bản địa được đào tạo bài bản và kỷ luật.
Nói chung, người Anh thích “mua” còn người Đức… thích “xây”. Do đó, kết quả hai nền bóng đá này nhận được tại Champions League cũng là dễ hiểu. Với nền tảng sự ổn định, lâu bền hơn hẳn trong công tác huấn luyện, các đại diện đến từ Bundesliga dù không mạnh về tài chính nhưng vẫn đủ sức khiến cho những “đại gia” nước Anh gặp khó khăn.
Có lẽ, trong tương lai, phải chừng nào LĐBĐ Anh (FA) lên kế hoạch hạn chế số lượng “lính đánh thuê” đối với các CLB tại Premier League. Khi đó, may ra bóng đá xứ sở sương mù mới khá lên được.
Từ quá khứ cho đến hiện tại, có thể nhận ra rằng: “Đôi khi, tiền cũng không thể giữ mãi ánh mặt trời trên vương quốc Anh được đâu”.