Thứ Hai, 11/11/2024 Mới nhất
Zalo

Sterling và sự phồn hoa giả tạo của bóng đá Anh

Thứ Hai 13/07/2015 16:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Như vậy, thương vụ Sterling tới Man City gần như đã hoàn tất. Một thương vụ bom tấn điên rồ với mức giá 49 triệu bảng cho 1 cầu thủ mới 21 tuổi.

Gia đình Sterling là những người Jamaica thuần chất ở Kingston phiêu bạt tới London với hy vọng thay đổi cuộc sống nghèo khó của mình. Năm 7 tuổi, Sterling gia nhập lò đào tạo trẻ QPR với không nhiều hy vọng để theo nghiệp cầu thủ. Chàng trai còi xương đến từ vùng Carribe hạn chế thể hình so với các bạn đồng lứa, kỹ thuật cũng chẳng hơn ai. Nhưng rồi trước sự chăm sóc chu đáo của đội chủ sân Loftus Road thì Sterling cũng trở thành 1 cầu thủ chuyên nghiệp thực thụ. Tuy nhiên khi chưa cống hiến được cho đội bóng đã cưu mang mình thì cầu thủ chạy cánh này nằng nặc đòi ra đi vì mức lương 2.000 bảng/ tuần ở Liverpool, gấp 5 lần con số anh nhận được ở QPR. Khi mới 16 tuổi, Sterling được coi như 1 thần đồng của vương quốc Anh và đôi chút màn trình diễn ấn tượng trên sân cỏ giúp anh có được mức lương 35.000 bảng/tuần ở tuổi 17. Một con số mà gia đình của chàng trai gốc Jamaica này có mơ cách đây vài năm cũng không có được. Nhưng lòng tham của con người là vô đáy, 35 nhìn bảng rồi thì Sterling đòi 50 nghìn, 100 nghìn và giờ là 150 nghìn bảng/ tuần. Cuối cùng điều gì đến cũng phải đến, khi chàng trai chưa đầy 21 tuổi phụ lại lòng tin của các Liverpurdian để gia nhập Man City với mức lương 200 nghìn bảng/tuần.

Sau vụ Sterling tới Man City, có 1 làn sóng không nhỏ NHM nước Anh chỉ trích cầu thủ gốc Jamaica không thương tiếc. Thậm chí huyền thoại Jamie Carragher của Liverpool phải dùng tới 2 từ “ô nhục”. Bởi 1 cầu thủ chưa đầy 21 tuổi mà chỉ biết nghĩ đến tiền thì sẽ chẳng bao giờ có tương lai. Chẳng nói gì đến Man City, nếu có đội bóng nào đó của Qatar hay Trung Quốc trả lương cao hơn thì có lẽ Sterling cũng sẽ gật đầu. Một “thần đồng” của nước Anh đã “chết yểu” ngay từ khi chưa làm được gì to tát trên sân cỏ. Đáng buồn hơn khi gã nhà giàu thành Manchester lại tiếp tay cho chính lòng tham vô đáy của Sterling để biến thương vụ này là 1 trò lố bịch. Chẳng thể hiểu nổi tại sao Sterling trở thành cầu thủ Anh đắt giá nhất lịch sử với giá 49 triệu bảng , và cũng khó mà tin được là anh chàng nhỏ con này sẽ nhận lương ở Man City cao hơn cả những siêu sao như Neymar, James Rodriguez hay Toni Kroos. Còn xét về tài năng thì cầu thủ gốc Jamaica có gì ngoài tốc độ. Mà thước đo quan trọng nhất của 1 tiền đạo là bàn thắng thì Sterling mới chỉ có được vỏn vẹn 18 bàn trong 4 mùa khoác áo Liverpool.

Sterling toi Man City va su phat trien gia tao cua bong da Anh hinh anh
Sterling có giá 49 triệu bảng là 1 sự điên rồ

Thương vụ “điên rồ” Sterling tới Man City thêm 1 lần cho thấy sự phát triển “giả tạo” của bóng đá Anh. Cầu thủ chưa kịp giỏi thì đã bị báo chí thổi phồng lên cỡ thần đồng, siêu sao. Rồi tới các CLB cũng vì thế mà cũng cứ lao đầu vào tăng lương, tăng số tiền chuyển nhượng mà chẳng cần biết họ có tài năng gì hay không. Sterling 49 triệu bảng, Carroll 35 triệu bảng, Luke Shaw 30 triệu bảng những con số thật sự “điên rồ” nhưng thử hỏi chất lượng của những cầu thủ này đến đâu so với mặt bằng chung thế giới? Chính những điều đó khiến bản thân các cầu thủ xứ sương mù sớm thỏa mãn với những gì mà mình có. Họ lao vào ăn chơi, sắm siêu xe, yêu chân dài mà bỏ bê luyện tập. Còn bóng đá Anh thì liên tục thất bại muối mặt ở những sân chơi lớn như World Cup hay Euro, dù họ luôn là đội bóng có nhiều “ngôi sao” nhất. Chẳng nói đâu xa cứ nhìn Rooney là sẽ ra ngay sự ảo tưởng của người Anh. Năm 2004, MU mua tiền đạo này từ Everton khi mới 18 tuổi với giá 27 triệu bảng và được báo chí tung hô sẽ trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong tương lai. Trong suốt năm qua thì “chàng Shrek” vẫn luôn là cầu thủ hưởng lương cao nhất Premier League và chỉ chịu đứng sau Messi, Ronaldo và Bale. Thế nhưng Rooney chưa 1 lần giành được danh hiệu vua phá lưới giải Ngoại hạng Anh, còn chuyện đua tranh QBV thì có lẽ chỉ bàn cho vui mà thôi.

Bóng đá ở Anh được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn khi nó đem lại những nguồn thu khổng lồ. Premier League thì vẫn tự phong là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới với hầu hết ngôi sao xuất sắc hiện nay. Thế nhưng cái gì cũng có giá của nó, người Anh thu lại rất nhiều tiền nhưng nền bóng đá của họ thì đang thực sự đáng báo động. Cầu thủ thi nhau đòi tăng lương liên tục dù đóng góp có hạn, các CLB thì lao vào tranh giành cầu thủ, báo chí thì được dịp tung hô các tài năng xứ sương mù lên tầm siêu sao. Chẳng nói đâu xa, cứ nhìn thất bại đáng xấu hổ mới đây của U21 Anh tại giải U21châu Âu thì thấy rõ cái giá của sự “phát triển giả tạo”. Họ sở hữu dàn sao trẻ đều đang thi đấu ở Premier League và nhất là cầu thủ đáng chú nhất giải Harry Kane, nhưng rồi kết quả là họ xếp cuối trong bảng đấu có U21 Na Uy, U21 Thụy Điển và U21 Bồ Đào Nha. Và ĐT Anh trong tương lai cũng sẽ chẳng thể khá hơn được bởi chưa đá thì cầu thủ đã trở thành các triệu phú, chưa ra sân thì đã được báo chí tung hô, ca ngợi như những siêu sao hàng đầu thế giới.

Màn trình diễn của Sterling ở mùa giải 2014-2015


Doãn Công

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Liệu Liverpool đã sẵn sàng để buông tay với Mohamed Salah?

Liệu Liverpool đã sẵn sàng để buông tay với Mohamed Salah?

Liệu Liverpool đã sẵn sàng để buông tay với Mohamed Salah?

Trong chưa đầy 2 tháng nữa, Mohamed Salah sẽ có quyền ký vào một thoả thuận trước hợp đồng với một đội bóng nước ngoài. Và giờ là lúc chúng ta đặt ra câu hỏi: Liệu Liverpool đã sẵn sàng để chia tay vị Vua Ai Cập của họ hay chưa?

Video

Xem thêm
top-arrow
X