mức thuế thu nhập 50% như hiện nay ở Anh, không có gì ngạc nhiên khi nhiều cầu thủ giỏi nhất thế giới quyết định đến chơi bóng ở các nước thuộc khu vực dùng đồng tiền chung euro.Khi không còn bao lâu nữa là giải đấu vẫn được gọi "Giàu nhất thế giới" sẽ khởi động mùa giải 2009-2010. Trước thời điểm đó, một hoặc hai trong số những CLB hàng đầu của giải sẽ nỗ lực hoàn tất những hợp đồng lớn cuối cùng trong kỳ chuyển nhượng có lẽ là khó lường nhất suốt nhiều thập kỷ qua. Premier League hiện giờ đang bị bỏ lại khá xa phía sau so với các đối thủ ở châu Âu xét trên khía cạnh chi tiêu, khiến không ít người đặt câu hỏi phải chăng đó có còn là giải đấu giàu có nhất.
Hai bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới mùa hè này đều là của La Liga |
Rào cản từ thuế thu nhập
Ibrahimovic đã tự mình cắt đứt với Inter khi công khai đòi ra đi vào cuối mùa giải trước. Riêng trong trường hợp này, có thể coi là Premier League đã không thất bại bởi danh tiếng của tiền đạo người Thụy Điển ở Anh không quá cao sau những màn trình diễn kém ấn tượng của anh tại Champions League trước các đại diện xứ sương mù. Tuy nhiên, nếu như M.U hay Chelsea muốn có Ibrahimovic, nhiều khả năng anh vẫn sẽ chọn Nou Camp.
Đồng bảng yếu hơn đã khiến Anh không còn là thiên đường về tiền bạc với các cầu thủ hàng đầu. Cộng thêm khoản thuế 50%, nhiều khi chuyển tới Anh lại là một bất lợi về mặt tài chính. Theo một nghiên cứu của Ernst and Young, để trả mức lương thực tế 4 triệu bảng mỗi năm, các CLB Premier League sẽ phải trả tổng cộng gần 7,5 triệu bảng trong khi ở TBN, con số đó là ít hơn 5,5 triệu. Mà những cầu thủ hàng đầu luôn đòi mức lương cao hơn 4 triệu bảng mỗi năm rất nhiều.
Tuy nhiên, chỉ giải thích vấn đề bằng tiền bạc sẽ là không công bằng. Real Madrid, sau khi có chữ ký của Kaka, đã trở thành một điểm đến gần như không thể từ chối với bất kỳ cầu thủ nào muốn sống trong hào quang của sự nổi tiếng. Quả thật, với những cầu thủ quốc tế, không phải là biểu tượng hay linh hồn của CLB như Wayne Rooney, Steven Gerrard hay John Terry, không có lý do gì để nói không với đề nghị từ một đội bóng sở hữu cả Cristiano lẫn Kaka và gần như sẵn sàng trả bất kỳ mức lương nào. Còn Barcelona không chỉ có đủ tiền, đủ danh tiếng, họ còn sức hút của một đội bóng chơi đẹp mắt nhất châu Âu, một nhà ĐKVĐ Champions League.
Sự thích nghi khó khăn ở Anh về nhiều mặt là một lời giải thích khả dĩ nữa. Về mặt chuyên môn, Premier League đòi hỏi nhiều hơn về mặt thể lực so với La Liga hay Serie A. Đó có thể là một phần lý do giải thích cho thất bại của những cầu thủ Latin như Juan Sebastian Veron hay Hernan Crespo. Về mặt đời sống, khí hậu, ngôn ngữ và văn hóa, nước Anh đều không phải là lựa chọn tối ưu của 7 trong số 10 hợp đồng đắt giá nhất châu Âu tính tời thời điểm này của mùa chuyển nhượng, vốn đều là những người có xuất thân Latin hay ở Nam Âu.
10 hợp đồng đắt giá nhất châu Âu Việc chỉ có 2 đại diện trong tốp 10 vụ mua sắm đắt giá nhất đã phản ánh tình trạng suy yếu của Premier League trên TTCN mùa Hè này. Một năm về trước, hai vụ chuyển chượng đắt giá nhất TTCN châu Âu, Berbatov từ Tottenham sang M.U và Robinho từ Real Madrid sang Man City, đều thuộc về Premier League. Cầu thủ Từ Đến Giá (triệu bảng) 1.Cristiano Ronaldo M.U Real Madrid 80 |
(Theo Thể Thao Văn Hóa)