Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Góc M.U: Có tiền nhưng không biết… cách tiêu

Thứ Năm 10/09/2015 15:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Xsbandinh.com) – Chính sách dùng tiền mua danh hiệu của M.U vẫn chưa mang lại hiệu quả như những gì đặt ra, vậy vấn đề nằm ở đâu?

Trong bóng đá, người ta quan niệm có hai cách để đi đến thành công. Thứ nhất, cần phải có thật nhiều tiền để mua sắm siêu sao. Có thể kể ra những đội bóng điển hình dùng tiền mua danh hiệu như Man City, PSG, Chelsea… và những thành công mà họ gặt hái được từ chính sách này là không thể phủ nhận. Thứ hai, phải chú trọng đầu tư và công tác đào tạo trẻ. Điển hình cho mô hình này cần phải kể tới Barca với lò đào tạo trứ danh La Masia. Họ thống trị châu Âu và thế giới trong nhiều năm dựa vào những cầu thủ cây nhà lá vườn do chính họ đào tạo ra như Messi, Xavi, Iniesta…

Khau chuyen nhuong cua M.U van co qua nhieu van de.
Khâu chuyển nhượng của M.U vẫn có quá nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, có một nghịch lý khi M.U lại không đi theo hai quy luật trên. Cần phải khẳng định luôn, M.U là một trong những CLB có nguồn tài chính dồi dào nhất thế giới. Ngoài nguồn thu từ bản quyền hình ảnh, quảng cáo, Quỷ đỏ còn bỏ túi rất nhiều tiền từ các hợp đồng tài trợ áo đấu mà điển hình trong đó là hãng Adidas. Cụ thể, sau khi chấp dứt bản giao kèo với Nike, M.U đã ký hợp đồng khủng lên tới 750 triệu bảng/10 năm với nhà tài trợ Adidas. Đó còn chưa kể tới khoản tài trợ của hãng xe hơi Chevrolet với giá trị 25 triệu bảng/năm. Và với nguồn tài chính dồi dào nên không có gì khó hiểu khi M.U đã thực hiện chính sách dùng tiền mua danh hiệu kể từ khi Sir Alex về vườn.

Trên thực tế, chính sách này mới chỉ thực sự bắt đầu kể từ khi HLV Louis Van Gaal lên cầm quân ở Old Trafford (trước đó David Moyes mua sắm cũng khá ít). Chuyển nhượng M.U ở phiên chợ Hè năm 2014 tiêu tốn tới 150 triệu bảng, gắn liền với những bản hợp đồng bom tấn như Di Maria, Luke Shaw, Ander Herrera, Marcos Rojo… Tuy nhiên, những gì mà M.U giành được ở mùa giải 2014/2015 chỉ là tấm vé dự vòng play-off Champions League. Kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2015, M.U cũng mua sắm không kém khi cũng vung ra tới 115 triệu bảng với những bản hợp đồng như Depay, Martial…

Thế nhưng, những gì mà M.U gặt hái được trong 4 trận đấu đã qua tại Premier League 2015/2016 chỉ là 2 trận thắng, 1 trận hòa và 1 trận thua. Chưa hết, một lần nữa Van Gaal lại làm tâm điểm của truyền thông với kế hoạch mua sắm ngu ngốc mà điển hình là thương vụ Martial. Tới lúc này, đội hình của M.U sau khi được nâng cấp vẫn đang bộc lộ quá nhiều điểm yếu, cụ thể là hàng công và 3 bàn thắng sau 4 trận đã qua là minh chứng rõ cho điều này. Với những họng súng cùn như hiện tại, thật khó để Quỷ đỏ có thể bay cao, bay xa với ước mơ chinh phục Premier League và Champions League. Thậm chí, sự xuất hiện của tài năng trẻ Martial cũng chưa mang lại cảm giác yên tâm cho các manucians.

Huyền thoại M.U chỉ trích Van Gaal tơi bời
Cựu trung vệ Rio Ferdinand vừa có những chỉ trích hướng tới HLV Louis van Gaal khi biến M.U thành đội bóng thiếu bản sắc và chưa thể hiện được sức mạnh vượt...

Một lần nữa, chính sách mua sắm của M.U lại có vấn đề. Theo thống kê từ Prime Time Sport cho biết, Quỷ đỏ hiện đang là đội bóng gây lãng phí tiền chuyển nhượng nhất trong số các đội bóng hiện đang thi đấu tại Premier League. Theo thống kê, số cầu thủ được đưa về Old Trafford chỉ được sử dụng ở 50% hoặc ít hơn tổng số phút của đội bóng. Có thể kể ra sự lãng phí lớn nhất đề từ những Di Maria, Rojo, Fellaini… Số tiền mà M.U tung ra trên thị trường chuyển nhượng nhiều không kể xiết nhưng những gì mà họ thu được về lại là con số 0 tròn trĩnh về mặt danh hiệu. Vậy nguyên nhân của M.U nằm ở đâu?

Rõ ràng, chính sách chuyển nhượng của M.U đang thiếu tầm nhìn hay nói có cách khác là họ mua bừa, mua dàn trải mà không hề có trọng tâm. Có thể thấy rõ, kể từ cập bến Old Trafford, Van Gaal mang tới cho Quỷ đỏ chiến thuật 3-5-2 đã cùng ông chinh chiến ở tuyển Hà Lan. Nhìn chung, chiến thuật này là lối chơi tấn công toàn diện và để phục vụ cho điều này nên không có gì bất ngờ khi Van Gaal mang về rất nhiều những siêu sao tấn công hàng đầu thế giới. Di Maria, Falcao, Herrera cứ lần lượt đến Old Trafford bằng những bản hợp đồng bom tấn. Thế nhưng, khi sơ đồ chiến thuật 3-5-2 không còn phát huy tác dụng thì họ cũng không còn chỗ đứng tại M.U (Di Maria bị bán, Falcao được trả lại và Herrera không có đất diễn).

Chuyen nhuong MU, co tien nhung khong biet tieu hinh anh
Thế nhưng vấn đề lớn nhất của M.U lại đến từ Van Gaal.

Giai đoạn cuối mùa giải 2014/2015, Van Gaal tìm ra nguồn sống cho M.U với chiến thuật 4-2-3-1. Cũng từ đó, nhà cầm quân người Hà Lan quyết định áp dụng chiến thuật này cho mùa giải 2015/2016. Dễ dàng nhận ra, Van Gaal tập trung mua những tiền vệ trụ có khả năng đánh chặn tốt và một mẫu tiền vệ có khả năng bao quát tổ chức tấn công. Schweinsteiger và Schneiderlin là hai ví dụ cụ thể cho đường lối mà Van Gaal đã hoạch định. Thế nhưng, khi M.U quá tập trung vào khâu phòng ngự thì họ lại bắt đầu cho thấy lỗ hổng ở khâu tấn công. Rooney liên tục tịt ngòi, trong khi đó Depay vẫn chưa quen hơi tại đấu trường khắc nghiệt Premier League. Lúc này, cựu HLV của Barca lại cuống cuồng mua Martial trong ngày cuối của phiên chợ Hè.

M.U có rất nhiều tiền, điều này không phủ nhận. Thế nhưng, để tiêu tiền làm sao cho đúng, cho trúng thì vẫn đang là một bài toán khó đối với Van Gaal. Có thể thấy rõ sự thất bại trong khâu chuyển nhượng của Quỷ đỏ có lỗi lầm rất lớn đến từ nhà cầm quân người Hà Lan. Chính vì khâu xây dựng đội hình, triết lý không nhất quán khiến cho M.U cứ bị xoay chong chóng mỗi khi thị trường chuyển nhượng bắt đầu mở cửa. Trên thực tế, chỉ một vài gương mặt trong số 6 tân binh của M.U là đáp ứng được yêu cầu (Darmian, Romero, Schneiderlin). Ngoài ra, khả năng thành công của những tân binh như Depay, Schweinsteiger hay Martial vẫn là một câu chuyện khá dài. Nói tóm lại, Van Gaal đang là vấn đề lớn nhất của M.U.

Xem thêm tin tức bóng đá Anh

Hữu Trưởng

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X