(Bongda24h) - Nếu như các nhà thực dân Anh thế kỉ 19 thường tự hào rằng ”Mặt trời không bao giờ lặn trên vương quốc Anh” thì hiện nay Premier League, một sản phẩm “Made in
Thành công nhờ thay đổi
Giải vô địch quốc gia Anh bắt đầu lấy tên gọi là Premier League kể từ năm 1992 trong bối cảnh bóng đá Anh vừa mới hội nhập trở lại với bóng đá khu vực sau khi lệnh cấm từ thảm hoạ Heysel hết hiệu lực. Khi đó giải Ngoại hạng Anh không phải là giải đấu được yêu thích nhất ở châu Âu. Thời bấy giờ, với những thành công trên đấu trường châu lục, các giải đấu như Serie A (Ý) và La Liga (Tây Ban Nha) có được sức hút mạnh mẽ đối với các cầu thủ ngôi sao hàng đầu cũng như người hâm mộ hơn là giải Ngoại hạng.
Bóng đá Anh luôn quyết liệt và hấp dẫn
Từ khi có được sự chú ý của thế giới bóng đá cũng như người hâm mộ, Premier League bỗng trở lại thành một thế lực lớn trong số những giải đấu hàng đầu, xác lập lại hình ảnh một “ông lớn” tại Châu Âu.
Hơn nữa, nỗ lực thực hiện cuộc cách mạng trong lối chơi khiến cho Giải ngoại hạng Anh trở nên hấp dẫn hơn. Nếu như trước năm 1995, hầu hết các đội bóng Anh đều trung thành với lối đá “lật cánh đánh đầu” truyền thống hay có thể gọi bằng một từ khác là “đá và chạy (kick and rush)“, thì với sự xuất hiện của các ngôi sao cũng như các huấn luyện viên nước ngoài, lối đá của các đội bóng tại Premier League đã uyển chuyển hơn, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng nhất định.
Không đơn thuần là lối chơi “Kick and Rush” nhàm chán mà bóng đá Anh lúc này là sự kết hợp hài hoà giữa lối chơi đậm chất thể lực và kĩ thuật. Trong khi Serie A cho người hâm mộ thưởng thức những trận cầu chặt chẽ và hiệu quả về mặt đấu pháp, La Liga đặc trưng bởi nét ngẫu hứng của các cầu thủ Nam Mỹ, thì thứ bóng đá thoáng đãng, tốc độ cao của Premier League như một luồng gió mát, thổi vào nền bóng đá Anh.
Một yếu tố góp phần không nhỏ trong thành công của Giải Ngoại hạng là quan tâm hơn tới việc phục vụ khán giả. Kết hợp cùng với các hãng truyền hình danh tiếng, hình ảnh các cầu thủ trên các sân cỏ nước Anh được truyền đi khắp nơi trên thế giới.
CĐV Anh luôn tuyệt vời
Ở quốc nội, với mục tiêu phục vụ khán giả được đặt lên hàng đầu, ban tổ chức Giải Ngoại hạng đã đưa ra một quyết định liều lĩnh: gỡ bỏ rào ngăn sân bóng với khu khán đài để khán giả có thể tiếp xúc với các cầu thủ “con cưng” nhiều hơn. Các CĐV Anh có tiếng là những người dữ dằn nhưng an ninh trên các sân được đảm bảo gần như tuyệt đối khiến cho khán giả đến sân và khán giả truyền hình cảm nhận được một giải bóng đá thân thiện và quyến rũ.
Premier League cũng là giải đầu tiên hướng đến thị trường tiềm năng châu Á, khu vực đông dân nhất thế giới. Các quan chức bóng đá Anh đã mở những chiến dịch quảng cáo liên tục, tăng cường thực hiện những chuyến du đấu của các đội bóng hàng đầu và thậm chí đã thay đổi cả lịch thi đấu cho phù hợp với múi giờ châu Á.
Những nỗ lực trên đã đem lại thành công cho chiến dịch “Đông tiến” của Premier League. Rất nhiều “đại gia“ của giải Ngoại hạng hiện đang có phần lớn lượng cổ động viên nằm ở Châu Á. Một số đội thu được những khoản lợi khổng lồ từ thị trường này, điển hình là Manchester United và Liverpool. Nước Mỹ và châu Mỹ latinh xa xôi cũng là điểm nhắm đến của các nhà làm bóng đá xứ sở sương mù.
Các đại gia như MU luôn biết cách bành trướng tên tuổi ra khỏi phạm vi nước Anh |
Nhờ thế, Premier League thu hút được số lượng người xem khổng lồ cùng những hợp đồng quảng cáo béo bở hay các thoả thuận bản quyền truyền hình mà bất cứ giải đấu nào cũng phải thèm muốn.
Nơi các triệu phú đá bóng
Mùa bóng 2006-2007, số tiền Premier League kiếm được là 1.4 tỷ bảng và con số này sẽ là xấp xỉ 1.8 tỷ trong mùa bóng tới. Sự “vương giả” đến từ các khoản thu nhập tăng thêm cũng sẽ giúp những câu lạc bộ tại “top-flight” của bóng đá Anh có thêm một lượng thu nhập lớn (260 triệu bảng) trong mùa bóng 2007-2008. Thu nhập qua việc bán bản quyền truyền hình (bao gồm cả những trận đấu trong nước và quốc tế) cũng được tăng thêm 300 triệu cho mỗi mùa bóng.
Cũng theo thống kê của Deloitte, MU một lần nữa là “máy in tiền” của bóng đá Anh với khoản thu nhập 167.7 triệu bảng.
Các “triệu phú“ như John Terry ngày một nhiều ở nước Anh
Không đâu có nhiều triệu phú đá bóng như ở Anh quốc. Những ngôi sao hàng đầu cỡ như Ballack, Shevchenko, Terry, Gerrard….đều nhận xấp xỉ hoặc hơn 100.000 bảng/ tuần.
Số tiền lương được trả cho các cầu thủ tại Anh cũng cao hơn hẳn so với những giải đấu khác tại Châu Âu. Ở Italia, giải đấu lớn thứ 2 lục địa già về tài chính, con số trên chỉ là 806 triệu Euro (548 triệu bảng), thấp hơn 35% so với bóng đá Anh. Trong khi đó tại Tây Ban Nha, những cầu thủ đang chơi tại Primera Liga cũng chỉ nhận được 739 triệu Euro (502 triệu bảng.
Thành công cả trên sân cỏ
Không chỉ thành công về tiền bạc cũng như về khán giả, trên sân cỏ, các đội bóng Anh cũng đạt được những thành công đáng kể. Từ lúc chỉ có 3 suất tham dự Champions League, bóng đá Anh đã vươn lên lọt vào top đầu của bảng xếp hạng UEFA để có được 4 đội bóng tham dự giải đấu danh giá cả về danh tiếng và tiền bạc này.
Bóng đá Anh cũng rất thành công trên đấu trường châu Âu
Nhóm “Bộ tứ huyền ảo” của Anh bao gồm
Những thành công liên tiếp trên đấu trường châu Âu đã khẳng định vị thế của Premier League trước những giải đấu hàng đầu khác ở châu lục. Sức hút từ tiền bạc, danh tiếng cũng khiến nhiều cầu thủ ngôi sao chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp. Premier League đã và đang từng bước chiếm lĩnh và lan toả sức hút của mình tới khắp mọi nơi trên thế giới và ngày càng lớn mạnh để chứng tỏ vị trí số 1.
(Đón xem tiếp bài 2: Mặt trái của tấm huy chương)
-
Hà Thành