Chủ Nhật, 29/12/2024 Mới nhất
Zalo

Sự hấp dẫn của Premier League không thực sự tốt cho ĐT Anh

Thứ Ba 06/09/2016 20:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Người Anh đang tự hào với Premier League, giải đấu được đánh giá hấp dẫn bậc nhất hành tinh. Nhưng chính sự "hấp dẫn" ấy lại khiến Tam Sư trở thành chú mèo bệnh ở những giải đấu quốc tế.

 
Ở Premier League không có khái niệm thống trị. Đó là điều người Anh dám khẳng định với các giải đấu khác tại châu Âu. Khi bắt đầu mùa giải, người ta xác định sẽ có 3 đến 4 đội đủ khả năng cạnh tranh ngôi vô địch. Thậm chí cuối mùa còn có thể xuất hiện bất ngờ kiểu Leicester. 
 
Khong tiet lo dang tro thanh xu the chuyen nhuong cua Premier League.
Sự hấp dẫn của Premier League phụ thuộc rất lớn vào những cầu thủ ngoại quốc.

Đó là điều không xảy ra ở các giải VĐQG hàng đầu châu Âu khác. La Liga duy trì cuộc đua song mã Real Madrid - Barcelona. Bundesliga, Serie A hay Ligue 1, người ta đoán ngay từ đầu về ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch là Bayern Munich, Juventus và PSG. Những đội bóng còn lại như Dortmund hay Napoli chỉ xuất hiện với vai trò kẻ thách thức.
 
Sự cạnh tranh đó tốt cho Premier League nhưng có thực sự tốt cho bóng đá Anh? Nhìn vào những gì Tam Sư làm được trong bốn giải đấu gần nhất tại thập kỷ thứ hai thuộc thế kỷ 21, câu trả lời có lẽ là không. Vấn đề không hoàn toàn nằm ở huấn luyện viên.

Trong 16 năm gần nhất, người Anh thay đổi đến 6 chiến lược gia bao gồm 4 người Anh và 2 HLV ngoại (Sven-Goran Eriksson và Fabio Capello). Dù vậy, thành tích của Tam Sư ở những giải đấu như Euro hay World Cup vô cùng tệ hại.
 
Nhiều chuyên gia từng nhận định bóng đá Anh không có một khuôn mẫu cụ thể để đi tới thành công. Các chiến lược gia đều gọi cầu thủ theo kiểu "góp nhặt" từ các CLB tại Premier League mà không có nhiều tính định hướng. Để thấy rõ tính định hướng trong mô hình đội tuyển quốc gia, hãy nhìn vào Tây Ban Nha, Đức hay Italy.
 
ĐT Tây Ban Nha lên ngôi vô địch World Cup 2010 và Euro 2012 bằng đội hình gồm 12/23 cầu thủ thuộc biên chế Barcelona và Real Madrid, trong đó luôn có 7 cầu thủ thuộc biên chế Barca. La Roja khi đó được gọi là Barcelona phiên bản đội tuyển khi áp dụng triết lý thi đấu tiki-taka của đội bóng xứ Catalan, cũng như nòng cốt chủ yếu đều là người của Blaugrana.
 
Người Đức cũng đăng quang tại World Cup 2014 bằng đội hình với 11/23 cầu thủ thuộc biên chế Bayern Munich và Dortmund với nòng cốt là 7 cầu thủ của "Hùm xám". Điều đó giúp HLV Joachim Low dễ dàng dựng nên bộ khung cho đội tuyển bằng những cầu thủ đã thi đấu ăn ý với nhau từ dưới câu lạc bộ.
 
Tại Euro 2016, Italy cũng gây ấn tượng dưới thời HLV Antonio Conte bằng bộ khung mang nặng dấu ấn của Juventus. Từ sơ đồ chiến thuật 3-5-2 đến bộ tứ tại hàng phòng ngự B-B-B-C (Buffon - Barzagli - Bonucci - Chiellini).
 
DT Anh duoi thoi Sam Allardyce van tap hop cac cau thu tu rat nhieu CLB khac nhau.
ĐT Anh dưới thời Sam Allardyce vẫn tập hợp các cầu thủ từ rất nhiều CLB khác nhau.

Người Anh có gì để làm nòng cốt đội tuyển? Nhiều người cảm thán rằng Tam Sư giống như trại tập trung lính đánh thuê khi gọi cầu thủ đến từ rất nhiều câu lạc bộ rải rác nhau. Tại bốn giải đấu lớn gần đây gồm World Cup 2010, 2014 cùng Euro 2012, 2016, ĐT Anh khá hỗn độn xét từ xuất xứ cầu thủ.
 
Tại World Cup 2010, ĐT Anh là tập hợp của 23 cầu thủ đến từ 9 CLB khác nhau. Điều tương tự cũng xảy ra ở những giải đấu sau đó với lần lượt số CLB đóng góp cầu thủ lần lượt là 9, 11 và 12. Điều đáng nói là đội hình của Tam Sư không có một CLB nào đủ khả năng làm "nòng cốt" cho cấp độ đội tuyển.

Năm 2010, Tottenham là đội đóng góp nhiều nhất với 5 cầu thủ. Các giải đấu tiếp theo lần lượt là Liverpool (6 - Euro 2012), Liverpool (5 - World Cup 2014), Tottenham và Liverpool (5 - Euro 2016). Đáng bàn là cả Tottenham và Liverpool đều không thành công tại Premier League hay châu Âu bởi họ không vô địch giống Barcelona, Bayern Munich hay Juventus.
 
Khi các cầu thủ đến từ những CLB khác nhau với triết lý khác nhau, rất khó để yêu cầu họ có thể thi đấu ăn ý. Đặc biệt với đội tuyển Anh khi cầu thủ nào cũng được giới truyền thông tung hô như một ngôi sao, việc nhường nhịn nhau để hướng tới mục tiêu chung càng trở nên khó khăn. 
 
Còn quá sớm để nói Sam Allardyce có chữa được căn bệnh trầm kha của người Anh hay không nhưng sau trận đấu với Slovakia, người ta vẫn chưa thấy được sự thay đổi nào đáng kể. Tam Sư vẫn là tập hợp của những cầu thủ đến từ 10 CLB khác nhau và cũng thi đấu đầy bế tắc dù được chơi hơn người từ phút 57.
 
Tam Sư tung ra đến 29 cú sút nhưng chỉ 5 trúng cầu môn và có bàn thắng duy nhất nhờ pha lập công của Adam Lallana ở phút 90+4!
 
Như Đạt 
 
⇒ Báo bóng đá 24h cập nhật nhanh chóng tin thể thaodự đoán bóng đá.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X