HLV Alex Ferguson nổi tiếng “quân phiệt” với các học trò. Song, chiến lược gia cũng còn biết đến là “kẻ thù” của truyền thông xứ sở sương mù...
Sir Alex là niềm tự hào của gia đình thuộc tầng lớp lao động tại Scotland. Cha ông, Alex Sr, là một công nhân tại xưởng đóng tàu tại Fairfield ở Govan và con trai ông sau này được gắn tên Cheshire để thể hiện cội nguồn ấy.
Ferguson ban đầu là một thợ sửa chữa, làm việc cho công ty Wickman Lang, trước khi chuyển giao cho Remington Rand, một công ty của Mỹ nổi tiếng sản xuất máy chữ và máy cạo râu điện. Đó là nơi đầu tiên Ferguson tham gia hoạt động công đoàn của Công đoàn Liên hợp Kỹ thuật. Trong suốt sáu năm tại Remington, ông đã tham gia tích cực vào các hoạt động đấu tranh giành quyền lợi cho người lao động.
alex ferguson
Lần đầu tiên là vào mùa xuân và mùa đông năm 1960 do những công nhân kỹ thuật chỉ được hưởng một mức lương bèo bọt. Hoạt động này sau đó ảnh hưởng tới toàn bộ nước Anh. Tuy nhiên, 4 năm sau đó ông bị sa thải do tranh cãi của một người đàn ông có tên Calum Mackay, người có thâm niên làm việc tại Remington bị công đoàn triệu tập.
Đến năm 1964, khi mới 22 tuổi, Ferguson đã nhận Mackay vào làm quản lý cửa hàng bán độ tạp hóa. Mặc dù có một số tranh luận về quyết định này, nhưng từ lúc đó Ferguson đã bộc lộ khả năng lãnh đạo và tính quyết đoán. “Không ai được phép tổ chức các cuộc biểu tình để chống lại những gì Calum thực hiện. Do đó, không có sư lựa chọn nào khác ngoài quyết định ra đi”, Ferguson sau này viết trong cuốn tự truyện của mình, “Quản lý cuộc sống của tôi”.
Có lẽ chính những năm tháng làm việc tại Remington Rand đã hình thành cho Ferguson tính cách cương nghị và quyết đoán. Không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp và luôn cương quyết với sự đấu tranh của những “kẻ chống đối”. Đó là lý do trong suốt những năm qua, Sir Alex luôn rất đối xử cứng rắn với bất cứ ngôi sao nào trong đội hình. Đặc biệt, theo HLV này, mầm mống để tạo ra những xung đột, rối loạn trong đội bóng chính là… báo chí.
Từ lâu, Sir Alex luôn rất khắt khe với giới truyền thông. Cách đây 1 tháng, ông đã cấm 2 phóng viên tham gia cuộc họp báo bắt đầu mùa giải mới ở trại tập luyện Carrington, là Mark Ogden của tờ Daily Telegraph và Paul Hetherington của Daily Star Sunday. Quyết định này khiến cánh phóng viên xứ sở sương mù bức xúc. Song, hành động của Sir Alex gây tiếng vang ở Premier League, như một sự trừng phạt đối với những phóng viên chiến trường.
Theo tiết lộ, bộ đôi này thông qua các nguồn được biết Rio Ferdinand dính chấn thương khi tập luyện, nhận định đúng thông tin trung vệ này không thể thi đấu ở trận khai mạc gặp Everton và chuyện Man United đang khủng hoảng lực lượng. Tin được đăng vào ngày 18/8. Thực tế mọi chuyện đã diễn ra đúng như nhận định và Man United thất bại với tỷ số 0-1.
Trận thua này khiến Sir Alex rất bực mình. Điều ông bực không phải bởi Man United đã chơi không tốt ở trận đấu này, mà bực vì việc rò rỉ thông tin tạo điều kiện để đối thủ lên kế hoạch khai thác triệt để. Đây không phải là lần đầu tiên Sir Alex nhận vố đau từ báo chí. Không ít lần những chuyện hậu trường của Quỷ đỏ bị phanh phui giữa “thanh thiên bạch nhật”. Chẳng hạn sự cố “chiếc giày bay” mà người lĩnh hậu quả là David Beckham, chuyện mâu thuẫn giữa ông và Roy Keane hay với Jaap Stam…
Dễ hiểu, chiến lược gia người Scotland tỏ ra rất quyết tâm trong việc chống lại báo chí. Ông ra chỉ thị cho các cầu thủ, thành viên toàn đội không được phép rò rỉ thông tin nội bộ cho báo chí. Việc giữ yếu tố bí mật này là một trong những nguyên nhân giúp Quỷ đỏ giành chiến thắng trước Chelsea ở trận chung kết Champions League năm 2008 và thành công tại Premier League.
Chính điều này khiến Sir Alex bị báo chí Anh xem là “kẻ độc tài” và “bạo chúa” tại Old Trafford. Song, không vì thế mà HLV này chịu nhún nhịn. Trong cuốn tự truyện của mình, Sir Alex khẳng định làm như thế là để bảo vệ gia đình, đội bóng và bảo vệ các cầu thủ. Đồng thời tiếp tục thách thức truyền thông với tuyên bố không để M.U trở thành miếng mồi để báo chí khai thác.
(Theo Bongdaplus)