Chủ Nhật, 29/12/2024 Mới nhất
Zalo

Premier League: Góc khuất của những người làm nền

Thứ Bảy 13/01/2018 13:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trong khi giá trị chuyển nhượng cầu thủ tăng phi mã thì mức lương mà những người đóng góp trực tiếp cho thành công của Premier League chỉ tăng nhỏ giọt.

 
Phần lớn các cầu thủ chia tay câu lạc bộ cũ đều gửi lời cảm ơn đến đội ngũ nhân viên với lý do "không có các bạn tôi sẽ chẳng có ngày hôm nay". Người hâm mộ cũng chỉ biết thế. Nhưng liệu các cầu thủ có thực sự nghĩ như thế, hay đó chỉ là cách nói lấy lệ để cứu vớt hình ảnh trong mắt người hâm mộ trong khoảnh khắc quay lưng?
 
Premier League Goc khuat cua nhung nguoi lam nen hinh anh
Premier League cũng tồn tại những góc khuất thiếu công bằng.

Giá trị chuyển nhượng cầu thủ ở Premier League tăng phi mã thuận theo giá trị bản quyền truyền hình. Liverpool mua Virgil van Dijk, một trung vệ với cái giá của tiền đạo: 75 triệu bảng. Đổi lại, họ bán Philippe Coutinho cho Barcelona để thu về 145 triệu bảng. Với xu thế hiện nay, giá trị của các cầu thủ sẽ càng tăng lên, ít nhất cho đến khi gói bản quyền truyền hình giải ngân hết vào năm 2019.
 
Nhưng sự bất công tồn tại ở bất cứ đâu, mà môi trường bóng đá cũng chẳng ngoại lệ.
 
Cầu thủ và huấn luyện viên trưởng tất nhiên là những người trực tiếp làm nên sự hào nhoáng cho Premier League. Nhưng như lời Philippe Coutinho, họ sẽ chẳng thể có ngày hôm nay nếu thiếu các nhân viên câu lạc bộ hỗ trợ, từ người dọn vệ sinh, chăm sóc mặt cỏ để đảm bảo cầu thủ hạn chế chấn thương tối đa, nhân viên an ninh,... Vấn đề là so với những con số hàng chục hay hàng trăm triệu bảng, những con người góp công thầm lặng vào sự thành công của Premier League lại bị trả cái giá rẻ mạt.
 
Tháng 11/2017, Liverpool thông qua quyết định tăng lương cơ bản cho đội ngũ nhân viên làm việc tại sân vận động từ lên thành 8.45 bảng mỗi giờ, tăng 95 xu so với trước đó (tương đương 1.07 euro). Quyết định này sẽ chính thức được áp dụng từ tháng 6/2018. Thị trưởng Liverpool, Steve Rotheram gọi câu lạc bộ là "một nhà tuyển dụng có trách nhiệm và cấp tiến trong việc tôn trọng, đánh giá công bằng nhân viên của mình". 
 
Premier League Goc khuat cua nhung nguoi lam nen hinh anh 2
Phong trào đòi tăng lương cho nhân viên tại Premier League lên cao.

Theo đánh giá từ Independent, giá trị chuyển nhượng cầu thủ đã tăng 5 lần trong một thập kỷ qua. Các CEO trong nhóm 500 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ có mức lương trung bình gấp 217 lần so với đội ngũ nhân viên hạng trung. Bóng đá cũng chẳng phải ngoại lệ.
 
Liverpool là một trong số những câu lạc bộ ít ỏi tại Premier League hưởng ứng cho chiến dịch "Real Living Wage" - tăng lương cho các nhân viên - bên cạnh Chelsea, West Ham, Tottenham và Everton. Hầu hết các câu lạc bộ ở Premier League trả cho nhân viên (không phải đội ngũ chuyên gia) mức lương trung bình 8 bảng mỗi giờ. 
 
Điều đáng ngạc nhiên là các câu lạc bộ lớn không thực sự hào phóng trong đãi ngộ cho những người làm nền tảng cho sự thành công của họ. Theo báo cáo của mùa giải 2015-16, Manchester United đạt mức doanh thu 515 triệu bảng nhưng trung bình nhân viên của họ lãnh lương 7 bảng mỗi giờ, điều tương tự với Man City (392 triệu, 7.5 bảng) hay Arsenal (354 triệu, 7 bảng), các đội bóng hạng trung dù có doanh thu thấp nhưng còn quan tâm đến nhân viên của họ hơn nếu xét trên chênh lệch giữa doanh thu và mức lương cơ bản, như Huddersfield Town (13 triệu, 8.5 bảng) hay Watford (94 triệu, 6.5 bảng).
 
Vincent Kompany trong bài luận để lấy bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh nhận xét rằng lợi nhuận từ bán vé và các hoạt động đi kèm của Premier League cao gấp 2-3 lần các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Nhưng ngược lại, các nhân viên phục vụ sân vận động không được đối xử tương xứng. Thay vào đó, Premier League chỉ đầu tư vào các cầu thủ với những con số "khủng" như một cách làm thương hiệu.
 
Premier League Goc khuat cua nhung nguoi lam nen hinh anh 3
Nhân viên hạng trung làm việc cho các CLB tại Premier League nhận mức lương cơ bản không cao.

Juan Mata kêu gọi các cầu thủ trích 1% lương làm từ thiện để thực hiện trách nhiệm xã hội, chỉ 5 cầu thủ tại Premier League hưởng ứng lời kêu gọi này. Mức lương trung bình của các cầu thủ tại Premier League là 43.317 bảng mỗi tuần, và 433 bảng dường như là con số quá lớn để họ chi ra cho từ thiện.

Hay so sánh với Paul Pogba, 290.000 bảng là số tiền cầu thủ người Pháp nhận được tại Man Utd. Tờ Independent cho rằng chỉ cần trích ra 10.000 bảng trong số đó (3%), 50 nhân viên tại Old Trafford sẽ được tăng thêm 200 bảng mỗi tuần, cải thiện đáng kể so với mức 7 bảng mỗi giờ của các nhân viên tại Old Trafford hiện nay.
 
Nếu các nhân viên không chăm sóc mặt cỏ cẩn thận, các cầu thủ rất dễ chấn thương. Nếu không có nhân viên nhà bếp nấu những món ngon hợp khẩu vị, liệu các cầu thủ có đủ dinh dưỡng để thi đấu và tập luyện,... Thế nhưng chẳng nơi nào không tồn tại những mảng tối, Premier League cũng có những góc khuất riêng của những người làm nền cho sự hoành tráng.
 
* Theo Independent.

Hạ “hung thần” của M.U, Man City lập kỷ lục gần trăm năm
Đánh bại Bristol City rạng sáng nay, Manchester City đã có lần đầu tiên thắng 16 trận liên tiếp trên sân nhà sau gần trăm năm.
Như Đạt (TTVN)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X