Mùa hè 2009 bắt đầu bằng cuộc tháo chạy của đối tác Setanta Sports, Hãng truyền hình được xem là có uy tín nhất nước Anh. Báo chí xứ sương mù đã xem chuyện này như một vụ scandal, khi Setanta bất ngờ tuyên bố không thể chi trả khoản tiền... 10 triệu bảng đầu tiên cho Premier League. Rốt cuộc, bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng cũng đã thuộc về ESPN, nhưng đồng thời, Premier League đã bị lỗ ít nhất 30 triệu bảng (chênh lệnh giữa tiền bán bản quyền hiện nay - 100 triệu, và số tiền đã ký với Setanta - 130 triệu bảng). Rắc rối nối tiếp rắc rối. Chuyện nhỏ: Mỗi CLB bỗng nhiên mất toi 1 triệu bảng từ khi bóng chưa lăn. Chuyện lớn: FA không biết phải tính sao với các hợp đồng truyền hình tại FA Cup, Community Shield, và đặc biệt là những trận giao hữu ở Wembley của tuyển Anh, tất cả đã được định giá trên 400 triệu bảng cho tới năm 2012.
Những bất ổn đang xuất hiện trong lòng Premier League |
Tất cả những chuyện đó đã giải thích cho một mùa hè hầu như chỉ bán chứ không mua của tứ đại gia. Những khoản tiền lớn mà Man Utd hay Arsenal thu về từ việc bán cầu thủ, trên thực tế vẫn không thể đáp ứng được sự tăng giá lương theo cấp số cộng. Và điều này cũng giải thích vì sao Man City lại dễ dàng hút máu từ giải Ngoại hạng đến thế. Sau 2 năm, đội bóng của người Ả rập vẫn đang tiêu “tiền chùa” khi shopping, và họ cũng chẳng phải bận tâm tới quỹ lương - điều ám ảnh ảnh nhất của tất cả các ông lớn ở Premier League.
Đến sân cỏ
Không còn nghi ngờ gì nữa, sau những thương vụ đình đám, bóng đá Anh đang phải đối mặt với bóng ma khủng hoảng tài chính. Với những người mê tín, sự ra đi của Sir Bobby Robson ngay trước mùa giải mới đã báo hiệu một vận rủi nào đó. Còn những người thực tế hơn đã có thể nói: 1 năm sau khi Barca giành Champions League, Premier League đã không còn là miền đất hứa của các ngôi sao. Việc Real Madrid có được Ronaldo của Man Utd và Xabi Alonso của Liverpool không đơn thuần chỉ là những cuộc thu nạp tài năng. Nước Anh đang bị thu hẹp quyền lực, bởi một thực tế đơn giản: Những đội bóng hàng đầu đại diện cho họ không còn là những người giàu nhất!
Có sự liên quan nào ở đây hay không, khi mùa bóng mà Man Utd bị lật đổ ở Rome (2008/2009), cũng là năm mà Premier League có tổng số bàn thắng thấp thứ 2 trong lịch sử (942 bàn). Giải thích cho mùa bóng có tới 42 trận hòa 0-0, cùng 71 trận chỉ có 1 bàn thắng, nhiều người đã đưa ra chứng cớ về sự tiến bộ của các CLB nhược tiểu. Nhưng điều đó không thực sự thuyết phục bằng việc các đội bóng lớn như Man Utd hay Liverpool đã luôn chơi với sơ đồ 4-2-3-1, luôn có xu hướng đi tìm sự an toàn ngay khi dẫn 1 bàn, hoặc thậm chí, co mình đá rình rập cho tới tận những phút cuối. Arsenal chính là đại gia có tư duy tấn công nhiều nhất, khi luôn sử dụng ít nhất 3 cầu thủ tấn công (1 người chuyên đá cánh). Và trong nửa đầu mùa giải, Chelsea cũng là CLB đáng xem nhất với cuộc cải tổ về tấn công biên của hậu vệ cánh. Kết quả: 2 cái tên kể sau đều thất bại trong cuộc đua tới ngôi vô địch.
Những dự cảm thì vẫn chỉ mang tính dự báo ở thì tương lai. Nhưng chắc chắn, nếu nước Anh thất
Mùa giải "tiết kiệm" Dù TTCN Hè 2009 còn hoạt động 2 tuần rưỡi nữa, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy hoạt động mua sắm mùa này có thể sánh ngang với mùa trước. Mùa Hè 2008, lần đầu tiên Premier League chinh phục cột mốc 500 triệu bảng, gần gấp đôi so với số tiền mà các đội bóng chi ra tính đến thời điểm của Hè 2009. Một năm về trước, có tổng cộng 6 đội chi hơn 30 triệu bảng để bổ sung lực lượng, gồm Man City (76,5), Tottenham (66,3), Aston Villa (42), Liverpool (36,5 triệu), Sunderland (31,86) và Man Utd (30,5). Kỳ chuyển nhượng lần này, chỉ có 2 đội vượt ngưỡng 30 triệu bảng là Man City (94 triệu bảng) và Liverpool (38 triệu bảng). Trong phần còn lại, chỉ có Tottenham và Sunderland chi hơn 20 triệu bảng để mua sắm. |