Những cao thủ săn bàn trên sân khách trong lịch sử Premier League
Thứ Ba 22/01/2013 14:32(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên (Bongda24h) - Với việc làm tung lưới Tottenham trong trận vừa rồi, Robin Van Persie đã lọt vào Top 10 cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trên sân khách của giải Ngoại hạng Anh (tính từ năm 1992), ngang bằng với Thierry Henry, bậc tiền bối vĩ đại của Percy ở Arsenal. Nào hãy cùng điểm qua bảng "phong thần" này.
|
Tuy "cùng hạng" với Henry nhưng thành tích trên sân khách của Van Persie ấn tượng hơn nhiều. Cần lưu ý rằng, cho đến nay Titi vẫn đang giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được trong màu áo Arsenal (226 bàn trên mọi mặt trận, trong đó có 174 bàn tại Premier League). Như vậy, chỉ chưa đến 1/3 số bàn thắng của Henry được thực hiện khi rời xa Emirates. Còn sau hơn 8 năm chơi bóng tại đảo quốc sương mù, Van Persie đã ghi tổng cộng 114 bàn tại giải Ngoại hạng và 55 bàn trong số đó diễn ra trên sân khách. |
|
Liệu có ai còn nhớ đến cái tên này? Vào thuở bình minh của Premier League, Les Ferdinand nằm trong số những sát thủ đáng sợ nhất. Những năm tháng đỉnh cao của cựu tiền đạo này (nay đã 46 tuổi) gắn liền với QPR, Newcastle và Tottenham. Năm 1996, Les Ferdinand từng được nhận giải "Cầu thủ xuất sắc nhất mùa" do PFA (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh) trao tặng. Ngoài ra, Les còn là cầu thủ đã ghi bàn thắng thứ 10.000 của giải đấu. |
|
Không phải là một tiền đạo nên tất nhiên, Giggs không thể sở hữu nhiều bàn thắng và bản năng làm tung mành lưới đối phương của huyền thoại người xứ Wales thường chỉ bộc phát khi anh không được tung hoành trên Old Trafford thân yêu. Bằng chứng, 58/112 bàn của Giggs tính đến thời điểm này tại Premier League được thực hiện trước sự chứng kiến của số đông CĐV đối thủ. |
|
Robbie Fowler chính là đàn anh của những Gerrard, Carragher, Owen tại Liverpool (tất cả họ đều là những sản phẩm hoàn hảo nhất của The Kop trong lịch sử Premier League). Fowler khá phức tạp, tốt - xấu lẫn lộn, để lại nhiều ấn tượng trái ngược trên sân cỏ. Sự nghiệp của Fowler cũng chỉ "lên đỉnh" vào những năm đầu có mặt ở đội 1 Liverpool chứ về sau, phong độ của Fowler cứ giảm dần đều rồi dần rơi vào quên lãng. Phải đến tháng 3 vừa rồi, Fowler mới quyết định giải nghệ ở tuổi 37 trong màu áo một CLB của Thái Lan, Muathong United (từng được cựu HLV trưởng ĐT Việt Nam, Henrique Calisto dẫn dắt). |
|
Teddy Sheringham: Cây trường sinh bất tử của Premier League bởi đến năm 40 tuổi, Teddy vẫn tung hoành ngang dọc ở giải đấu, thậm chí ghi không ít bàn thắng. Đừng quên, khi đã ngoài 30, Sheringham mới đầu quân cho Man Utd nhưng không phải để đánh bóng băng ghế dự bị mà lão tướng này đã trở thành quân bài chiến lược của Sir Alex nhờ nền tảng thể lực sung mãn ít người sánh kịp, phong cách máu lửa, quyết tâm hừng hực. Ấn tượng lớn nhất mà Sheringham để lại trong màu áo Đỏ chính là hai phút bù giờ xuất thần, giúp đội nhà đả bại Bayern Munich một cách khó tin ở chung kết Champions Leage 1998-1999 (ghi 1 bàn, kiến tạo bàn còn lại cho Solskjaer). |
|
Thật thú vị khi hai gương mặt được xem là thần đồng của làng bóng đá Anh đang cùng sở hữu 70 bàn trên sân khách. Cuối tuần vừa rồi, Owen đã chấm dứt cơn khát bàn thắng kéo dài từ tháng 10 năm 2011 bằng việc sút tung lưới Swansea (đáng tiếc, chung cuộc, Stoke của Owen vẫn thua 1-3) trong khi Rooney là người trẻ nhất có mặt trong danh sách này, đủ để khẳng định trong mọi hoàn cảnh, R10 vẫn xứng đáng là viên ngọc quý của Man Utd cũng như Tam sư. Chắc chắn thứ hạng của Rooney sẽ còn được cải thiện nhiều bởi đơn giản sự nghiệp đỉnh cao của anh còn lâu mới chấm dứt. |
|
Chỉ cần thông qua những con số thống kê, cũng thừa chứng minh tầm vóc, vai trò, đẳng cấp của Lampard tại The Blues, ấy thế mà "gã nhà giàu" thành London lại đang tâm đẩy một con người hội tụ đủ tố chất trở thành một biểu tượng của CLB ra đường. Chuyển đến Chelsea vào năm 2001 từ West Ham, đến nay, "Người không phổi" đã đóng góp 195 bàn cho đội bóng (134 bàn tại Premier League) , chỉ kém 8 bàn so với kỷ lục mọi thời đại của Bobby Tambling dù ai cũng biết, Lampard chưa bao giờ thi đấu trên hàng tiền đạo. |
|
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Andy Cole là nỗi ám ảnh cho mọi hàng phòng ngự tại giải Ngoại hạng. Dũng mãnh, kỹ thuật, trình độ săn bàn nhạy bén đã biến Cole thành sát thủ số 1 đảo quốc sương mù thời điểm đó. Cole đã đóng góp không ít công sức vào 5 chiếc cúp Premier League cùng 1 Champions League trong thời kỳ thịnh trị nhất của Man Utd phiên bản Alex Ferguson. Chỉ có điều thời kỳ huy hoàng của anh không kéo dài lâu và sau khi chia tay Old Trafford vào năm 2002, thì Cole trở nên làng nhàng cho đến ngày giải nghệ. |
|
Việc Alan Shearer đứng đầu danh sách chẳng có gì bất ngờ bởi đơn giản, Shearer vẫn đang là chân sút vĩ đại nhất trong lịch sử Premier League với 206 bàn thắng, trải qua 3 màu áo Southampton, Newcastle và Blackburn. Thậm chí, nếu xét về mặt con số (87 bàn trên sân khách) thì có thể coi là thấp |