Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Nhà tân vô địch Man City lỗ nặng nhất Premier Leauge 2011/12

Thứ Năm 24/05/2012 09:21(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

20 đội bóng tham dự Premier League 2011/12 nhìn chung đã có một năm ảm đạm về mặt tài chính dù cho tổng doanh thu lên tới 2,2 tỷ bảng, đơn giản bởi vì con số kỷ lục đó vẫn khiến chưa thể khiến các đội bóng làm ăn có lãi...

Chỉ có 5 trên tổng số 20 đội bóng tham dự Premier League 2011/12 (chiếm 25%) thuộc diện làm ăn có lãi khi tổng mức lợi nhuận mà họ đạt được là 71 triệu bảng. Trong khi đó, những đội bóng còn lại, chưa kể đến Manchester City thì 14 đội bóng thuộc diện thất thu chịu lỗ tổng cộng 463,4 triệu bảng.

Nhà ĐKVĐ Premier League Manchester City, trong năm thứ 3 kể từ khi được Shark Mansour bin Zayed Al Nahyan mua lại, vẫn đang được đầu tư không ngừng và đang phải chi ra hàng triệu bảng tiền lương cho dàn cầu thủ toàn sao mỗi tuần. Chính vì vậy, không bất ngờ gì khi đội bóng chủ sân Etihad là CLB chịu mức thua lỗ cao nhất với 197 triệu bảng, con số được ghi nhận là thâm hụt tài chính kỷ lục trong lịch sử bóng đá.

Manchester City đã chinh phục thành công chức vô địch Premier League nhưng cũng chịu khoản lỗ kỷ lục
Manchester City đã chinh phục thành công chức vô địch Premier League nhưng cũng chịu khoản lỗ kỷ lục

Xếp thứ 2 sau Man City về làm ăn thua lỗ cũng là một đại gia khác của Premier League, ĐKVĐ Champions League Chelsea. Đội bóng thuộc sở hữu của nhà tài phiệt người Nga Roman Abramovich mặc dù mang về 2 chiếc cúp với tiền bản quyền truyền hình nhiều hơn hẳn các năm trước, song lại là đội có quỹ lương cao bậc nhất tại giải ngoại hạng, do vậy vẫn phải chịu lỗ 68 triệu bảng.

Trong khi đó, đội bóng từng 18 lần vô địch nước Anh, Liverpool cũng đang trong giai đoạn tái thiết mạnh mẽ nhờ có sự bảo hộ của ông chủ người Mỹ John Henry, ông chủ tập đoàn Fenway Sports Group. Tuy nhiên do những cái tên được mang về sân Anfield tiêu tốn khá nhiều tiền bạc, nhưng phần nhiều chưa đáp ứng được kỳ vọng nên The Kop đã phải trải qua một mùa giải trắng tay.

Doanh thu 2,2 tỷ bảng của cả thảy 20 CLB Premier League thu được một phần từ việc phân chia tiền bản quyền truyền hình mà trước đó đã được FA ký kết với các nhà đài từ năm 2010 đến 2013. Trong đó số tiền thu được từ các đài truyền hình nước ngoài đóng góp khoản lợi nhuận kỷ lục lên tới 1,5 tỷ bảng.

Tuy nhiên với việc phải cạnh tranh trong giải đấu được coi là khốc liệt nhất thế giới, các CLB buộc phải mạnh tay hơn trong việc chi tiền để mang về các cầu thủ chất lượng mới có thể đảm bảo chiều sâu đội hình. Và do đó, mỗi đội bóng cũng phải chi ra một quỹ lương không hề nhỏ, chiếm khoảng 69% tổng thu nhập của các CLB, tăng nhẹ so với tỷ lệ 68% ở mùa giải năm ngoái.

Lợi nhuận lớn nhất được ghi nhận bởi Newcastle United mặc dù đây là mùa giải thứ hai họ trở lại Premier League sau khi xuống hạng năm 2009. Với việc mua sắm vừa phải thì ở mùa giải này họ đã có thể thu về được 33 triệu bảng tiền lợi nhuận. “Chích Chòe” cũng đã có một mùa giải thi đấu có thể coi là thành công khi họ đứng thứ 5 chung cuộc, xếp trên cả Chelsea.

Còn đối với MU, với việc bỏ ra đến 50 triệu bảng để chiêu mộ bộ ba tân binh De Gea, Phil Jones và Ashley Young mà không thu về được bất cứ danh hiệu nào trong mùa giải này, đặc biệt là việc bị loại ngay sau vòng bảng Champions League đã khiến Man United phải trả giá bằng việc sụt giảm số tiền lớn về doanh thu. Tuy nhiên những khoản tiền đến từ tiền bán vé, bản quyền truyền hình và những hoạt động thương mại khác cũng đủ để mang về cho đội chủ sân Old Trafford khoản lãi 12 triệu bảng.

Việc đa phần các CLB giải Ngoại hạng phải chịu lỗ là một điều đáng lo ngại, nhất là khi điều luật “Công bằng tài chính” của UEFA sắp sửa có hiệu lực. Các đội bóng chỉ được phép lỗ tối đa 45 triệu euro cho cả ba mùa bóng từ 2011 cho đến 2014, nếu không thì UEFA sẽ xem xét tư cách tham dự các giải đấu tầm cỡ châu lục của các đội bóng này. Đây thực sự là lúc mà các đội bóng ở Premier League nên xem xét lại chi tiêu, đặc biệt là những ông lớn giàu tham vọng như Man City và Chelsea.

Dù đứng trước tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa của 20 đội bóng, Richard Scudamore, Giám đốc điều hành giải Ngoại hạng vẫn bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến áp dụng luật công bằng tài chính của UEFA. Thay vào đó, ông kêu gọi các đội bóng tối đa hóa doanh thu thành lợi nhuận qua việc thắt chặt quản lý chi tiêu và chú trọng hơn vào công tác đào tạo trẻ.

(Theo Dân Trí)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X