Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Người Anh ở đâu?

Thứ Bảy 23/06/2007 11:07(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Sau những ông chủ người Mỹ, Arập hay Iceland, giờ đây Premiership lại đón chào một ông chủ mới đến từ Châu Á: Thaksin Shinnawatra, người đã 99% trở thành chủ tịch Manchester City.

1. Mới thành lập từ năm 1992 nhưng Premiership đã nhanh chóng nổi tiếng khắp toàn cầu như một giải VĐQG hấp dẫn nhất. Thật vậy, lối chơi nhanh, mạnh mẽ, không khoan nhượng của các cầu thủ đã tạo cho giải vô địch này một thương hiệu riêng không lẫn vào đâu được. Không thể phủ nhận, giới truyền thông có vai trò to lớn trong việc phổ quát giải đấu này đến khắp các ngõ nghách trên hành tinh.


Nhưng một sự thật: tính hấp dẫn của mình giải đấu với nhiều trận cầu mang “tính giải trí” cao đã cuốn hút không biết bao nhiêu con người, từ Âu sang Mỹ và nhất và vùng châu Á xa xôi, say mê với trái  bóng lăn trên các sân cỏ xứ sở sương mù.


Giải ngoại hạng luôn hấp dẫn


Cùng với đó là sự đổ bộ của hàng loạt các cầu thủ ngoại. Người ta có thể chứng kiến một Cantona hào hoa, một Bergkamp kỹ thuật, một Henry dũng mạnh hay một Viera chắc chắn...Trên băng ghế HLV là những Ferguson bền bỉ “già mà gân”, giáo sư Wenger thâm trầm đầy tính toán, một Mourinho lắm mồm nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng…..

Nhưng trong số họ không có ai là người Anh. Tuy nhiên với bản tính “phớt Ắng lê” của mình, những con cháu của Nữ hoàng Elizabeth vẫn nhếch mép cười vì họ vẫn nắm giữ “phần hồn” của một Premiership giàu có, đại chúng và cuốn hút

2. Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập Deloite Touche cho thấy Premiership là một cái máy đẻ ra tiền với tốc độ kinh hoàng nhất. Chỉ tính riêng bản quyền truyền hình, các đội bóng thuộc giải  Ngoại hạng đã chia nhau khoảng 1,2 tỷ bảng. Đó là chưa tính tiền vé vào sân, tiền bán áo đấu cùng những hoạt động kinh doanh khác. Premiership thực sự là một nền công nghiệp sinh lợi khổng lồ.

Mohamed Al-Fayed, ông chủ nước ngoài đầu tiên có mặt ở Premiership

Và những nhà tài phiệt đến từ khắp nơi trên thế giới đã đánh hơi thấy đây là một điểm đến lý tưởng để làm ăn. Cách đây 10 năm Mohamed Al-Fayed, người được nhớ tới nhiều hơn là là bố của Dodi Al Fayed (người tình của công nương Diana), đã mua Fulham với giá thật rẻ mạt: chỉ 30 triệu Bảng. Ở thời điểm đó ông là người nước ngoài duy nhất làm chủ một đội bóng thuộc Premiership. Nhưng bây giờ có lễ ông chẳng còn cô đơn nữa. Roman Abramovich, Malcolm Glazer, George Gillett và Tom Hicks, Eggert Magnusson, Doug Ellis, Alexandre Gaydamak từ khắp nơi trên thế giới đã đến đây tụ họp.
 

3. Thaksin là một nhà chính trị, một doanh nhân giàu kinh nghiệm. Chẳng thế mà tạp chí nổi tiếng Forbes đã xếp ông vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới hiện nay. Tài sản của cựu thủ tướng Thái Lan này ước tính khoảng 2 tỷ Bảng Anh. Sau khi chán nản với “trò chơi” chính trị, người đàn ông 52 tuổi này quay qua một trò chơi mới cũng khó khăn, vất vả và sức ép không kém chính trường Thái Lan: bóng đá. 

Những thông tin mới nhất cho thấy những cuộc thương thảo đã hoàn tất và HĐQT CLB Manchester City đã đồng ý để ông này tiếp quản nửa xanh của thành Manchester. Vướng mắc cuối cùng chỉ còn là họ sẽ thuyết phục các cổ đông của CLB như thế nào.

Thaksin Shinawatra sắp làm chủ tịch Man Xanh

 

Như vậy 8/20 CLB Anh đã bị người nước ngoài nắm giữ, không chỉ trên sân cỏ, trên băng ghế huấn luyện mà ở cả vị trí chủ tài khoản. Và những CLB do người nước ngoài nắm giữ này, đáng buồn thay lại là những đội bóng giàu truyền thống bậc nhất và đang giương cao ngọn cờ nước Anh trên đấu trường châu Âu: như Manchester United hay Liverpool.


Người Anh thường tự hào: “Mặt trời không bao giờ lặn trên vương quốc Anh”. Thật vậy, đến bây giờ mặt trời Premiership vẫn lan toả khắp toàn cầu. Nhưng tinh thần Anh truyền thống thì không còn vì cả phần hồn và phần xác Premiership đang bị người nước ngoài nắm giữ!!!


May mà những người Anh có bản tính “phớt ăng lê”. Nếu không thì...

  • Hà Thành

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X