Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực, Đế quốc Anh mở rộng cương thổ và tầm ảnh hưởng ra toàn cầu đến mức được ví như nơi có mặt trời không bao giờ lặn. Nhưng đến ngày nay, dù nền văn hóa vẫn lan tỏa khắp nơi thì riêng lĩnh vực bóng đá họ vẫn chỉ thu mình ở bên trong đảo quốc sương mù.
Nhìn vào thất bại liên tiếp của ĐT Anh tại các giải đấu lớn, người ra đang đặt câu hỏi rằng: phải chăng “cha đẻ” của bóng đá đã đánh mất sự thống trị trên toàn cầu? Liệu việc thiếu tìm hiểu về các quốc gia khác có khiến cho các tuyển thủ của họ thiếu hụt kỹ năng khi thi đấu?
Người ta thống kê được rằng hiện có 206 người Anh đang tìm kiếm vận may trong sự nghiệp ở nước ngoài nhưng nếu loại trừ đi những quốc gia khác cùng thuộc Vương quốc Anh năm xưa, chủ yếu là Scotland, chỉ còn lại 43 người mạo hiểm. Trừ một số tới Australia và Mỹ, chỉ còn lại 26 cầu thủ Anh phiêu lưu tại các nước nói tiếng nước ngoài.
ĐT Anh liên tục thất bại ở các giải đấu lớn những năm qua |
Ở đây, ngôn ngữ là một vấn đề cần được bàn đến hàng đầu. Một cuộc khảo sát được tiến hành trong ngày ngôn ngữ châu Âu năm 2014 cho thấy Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất tại lục địa già với 38% số người thông thạo, tiếp theo là Pháp với chỉ 12% số người tự tin để nói chuyện bằng ngôn ngữ tình yêu. Do đó, người ta biết được rằng tiếng Anh được tìm hiểu, nghiên cứu ở khắp nơi.
Nhưng ngược lại, người dân sống tại đảo quốc sương mù lại thờ ơ với yếu tố nước ngoài khi 61% dân số của họ chỉ có thể nói tiếng mẹ đẻ, là một trong những quốc gia kém ngoại ngữ nhất ở châu Âu. Anh thường nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu châu Âu nhưng dường như điều đó lại khiến cho họ chủ quan. Ở trên khía cạnh bóng đá, việc ít quan tâm tới sự phát triển của các quốc gia khác khiến cho ĐT Anh bị tụt hậu và hiện chỉ xếp thứ 14 trên BXH FIFA, kém 2 bậc so với người hàng xóm “nhỏ bé” xứ Wales.
Với một HLV trẻ trung có cái nhìn mới mẻ như Gareth Southgate, ĐT Anh hứa hẹn sẽ có một tương lai tươi sáng. Dưới đây là một số hạn chế của Tam sư mà tân...
Một loạt những cầu thủ tên tuổi của Anh đã tới Mỹ trong những năm gần đây để kiếm tiền và hưởng thụ cuộc sống như David Beckham, Ashley Cole, Steven Gerrard hay Frank Lampard. Cá biệt có trường hợp của Joe Hart hay Ravel Morrison đã tạm rời xa Premier League để tới Serie A của nước Ý. Mức độ thành công của họ còn phải đánh giá thêm nhưng ít nhất tinh thần là đáng khích lệ.
Một số khác đã xuất ngoại từ khi còn rất trẻ. Jack Harrison là một trong những trường hợp thành công nhất. Trước khi gia nhập New York City tại giải Nhà nghề Mỹ MLS năm 2016, chàng trai 20 tuổi này đã trải qua 7 năm tại học viện Manchester United trước khi chuyển đến Massachusetts khi mới 14 tuổi và nổi danh trong làng bóng đá học đường. Tới nay, anh được đánh giá là 1 trong 2 cầu thủ xuất sắc nhất dưới 24 tại MLS. Cũng có một cựu Quỷ đỏ khác là Sam Hewson đã tới chơi cho nhà vô địch Iceland - FH Hafnarfjordur.
Các ngôi sao của nước Anh không hứng thú với việc ra nước ngoài |
Ngoài ra, cũng có mô hình hợp tác với các CLB nước ngoài kiểu như Chelsea với Vitesse Arnhem thường xuyên hoán đổi cầu thủ cho nhau. Hiện tại, The Blues đang cho những “mầm non” người Anh của mình là Mukhtar Ali và Lewis Baker sang Hà Lan để thử sức. Nhưng tất những trường hợp trên đều có điểm chung là buộc phải rời nước Anh theo ý muốn của CLB chủ quản thay vì chủ đích cá nhân. Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp. Ngoài một nhóm nhỏ cầu thủ dưới 23, tại sao những ngôi sao lớn nhất Anh lại không rời đảo sang một quốc gia khác thi đấu đỉnh cao?
Rào cản ngôn ngữ là một phần, nhưng một phần khác cũng tới từ phong cách bảo thủ của người Anh. Họ tin rằng Premier League đã là số 1 trên nhiều phương diện mà bỏ qua sự học hỏi nâng cao khả năng, hiểu biết của bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà các CLB Anh ngày một đi xuống tại cúp châu Âu trong những năm qua. Trong bối cảnh những nền bóng đá khác như Tây Ban Nha hay Đức đều có những thay đổi theo hướng tích cực trong những năm qua nhưng họ dường như vẫn tỏ ra lạc hậu trong cách làm bóng đá.
Anh đang tụt lại so với người Đức về cách làm bóng đá |
Không phải là cầu thủ Anh không có cơ hội đầu quân cho những gã khổng lồ của bóng đá châu Âu như Real Madrid, Barcelona hay Bayern Munich. Vấn đề là họ đều đã bỏ qua mà nguyên nhân chính có lẽ không nằm ở ngôn ngữ hoặc văn hóa mà cách giải thích hợp lý nhất nằm ở quan điểm. Như đã nói, nhiều cầu thủ xứ sương mù luôn tự tin rằng Premier League đã là miền đất lý tưởng nhất để phát triển sự nghiệp cả về chuyên môn lẫn tài chính.
Đó là những nhận thức sai lầm bởi các CLB Anh đang thua sút tại châu Âu. Premier League có thể là giải đấu hấp dẫn nhất nhưng không đồng nghĩa là có chất lượng nhất. Còn nếu họ vì tiền, vì muốn hưởng thụ mà không chịu ra nước ngoài thì đó là một sự thật đáng buồn khi niềm đam mê, niềm tự hào và khát vọng không được đề cao. Lương trung bình của một cầu thủ La Liga và Bundesliga chỉ bằng 1/2, 1/3 Premier League song ĐTQG của Tây Ban Nha và Đức lại được đánh giá cao hơn hẳn Anh.
Dù vì lý do gì, để phát triển sự nghiệp hay làm mới cuộc sống, dù tỏa sáng hay lụi tàn, các cầu thủ Anh cũng nên thử hít thở bầu không khí bóng đá mới mẻ của các nền bóng đá tiên tiến. Nếu để cho các cầu thủ bị lóa mắt vì những nắm tiền tại đảo quốc sương mù, lợi ích mang tầm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng.
Trong ngày nói lời chia tay với ĐT Đức, Podolski đã ghi bàn duy nhất giúp họ đánh bại Anh 1-0 và đó cũng là một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất của trận...
Xem lại video tổng hợp trận Đức 1-0 Anh (Giao hữu quốc tế):
Mạnh Hùng (Theo Thể thao Việt Nam)