Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Man City: Hé mở những độc chiêu hạ Man Utd

Thứ Hai 20/08/2012 12:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không chỉ có những bản hợp đồng bom tấn, những ông chủ của Man City còn có những bí quyết vận hành đội bóng của mình một cách vô cùng hiệu quả.

Trong bộ máy nhân sự của Manchester City có một vị trí đặc biệt: “Giám đốc bộ phận phân tích phong độ cầu thủ” được dành cho người đàn ông có tên Simon Wilson.

Ông khởi nghiệp từ Preston, sau đó là Southampton và đến với thành Manchester khi mà màu xanh vẫn chỉ là hạng hai trong bóng đá ở thành phố này. Năm 2008, một nhóm các nhà đầu tư từ Abu Dhabi mua lại Man City và lập tức biến họ trở thành đội bóng giàu có nhất thế giới. Trong vòng 4 năm, họ chi gần 400 triệu bảng để mua cầu thủ, nhưng đó không phải là tất cả. Các ông chủ Arab muốn chứng kiến một đội bóng “thông minh” hơn.

Thành công của Man xanh có sự đóng góp lớn của các chuyên gia nghiên cứu.
Thành công của Man xanh có sự đóng góp lớn của các chuyên gia nghiên cứu.

Nhiệm vụ của các chuyên gia như Wilson là phân tích tất cả mọi thứ: từ cách thực hiện quả phạt góc tới việc cà phê espresso có ảnh hưởng gì tới cầu thủ, hay việc giúp những tân binh nước ngoài hòa nhập với cuộc sống mới. Trong một lĩnh vực vốn không mang nhiều tính trí tuệ như bóng đá, đây quả thực là một cuộc cách mạng. Nhưng nó cũng không hề đơn giản.

Như Wilson chia sẻ: “Trong 4 năm qua, chúng tôi đã chứng tỏ mình là một đội bóng có thể giành chiến thắng ở mọi giải đấu. Chúng tôi cũng phải biến Manchester City thành điểm đến ưa thích của những cầu thủ hàng đầu thế giới. Nhưng có lẽ điều này vẫn chưa đạt được. Sự thực là Madrid, Barcelona hay London vẫn được nhiều người chọn hơn Manchester”.

Để thu hút những ngôi sao trên khắp thế giới, Man xanh thường trả cho họ mức lương “trên trời”. Nhưng vấn đề là làm thế nào để những cầu thủ này thể hiện được tốt nhất khả năng của mình ở một môi trường hoàn toàn xa lạ.

Trong lịch sử, các CLB gần như chẳng biết làm gì để giúp đỡ các cầu thủ ngoại quốc (có lẽ là trừ Lyon – PV). Họ chỉ biết ký hợp đồng cho xong rồi nói:”Đây là vé máy bay, hãy đến và chơi thật tốt”. Bản hợp đồng đầu tiên dưới thời các ông chủ Arab là tiền đạo Robinho đã tiêu tốn của Man City 32,5 triệu bảng, nhưng đã gây thất vọng lớn và phải sớm ra đi. Chính điều này đã dạy cho đội bóng này một bài học.

Trên những bức tường ở trung tâm tập luyện Carrington có những tấm bản đồ thành phố Manchester được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý của các cầu thủ. Những vị trí được đánh dấu rõ ràng nhất không phải là các hộp đêm ở trung tâm thành phố, mà là các khu vực được đánh giá cao về chất lượng sống.

Đó chỉ là một phần nhỏ trong công việc của bộ phận “chăm sóc cầu thủ” thuộc CLB Manchester City. Bộ phận gồm 3 người này được thành lập năm 2009, với mục đích giúp đỡ tất cả những cầu thủ nước ngoài mới gia nhập CLB. Trước khi ký hợp đồng, đội bóng đã nghiên cứu kỹ lưỡng thói quen trong thời gian rảnh rỗi của mỗi cầu thủ và cả khẩu vị ưa thích của bạn gái họ khi ăn nhà hàng!

Một minh chứng rõ ràng nhất là trường hợp của Sergio Aguero. Không ai nghi ngờ tài năng của tiền đạo người Argentina, nhưng việc anh có hòa nhập được với môi trường bóng đá Anh không lại là một câu chuyện khác. Số tiền 38 triệu bảng mà Man xanh bỏ ra ban đầu đã bị đặt dấu hỏi lớn, nhưng rồi với 30 bàn thắng, trong đó có pha lập công quyết định chức vô địch vào lưới QPR đã dập tắt tất cả.

Giải thích về điều này, chuyên gia nghiên cứu cầu thủ của Man City, Gavin Fleig nói: “Thời gian thông thường để 1 cầu thủ hòa nhập với môi trường mới là 1 năm. Trong 3 tháng đầu tiên, họ thậm chí còn phải ở trong khách sạn. Với Sergio, chúng tôi đã thỏa thuận để cậu ấy thuê riêng một căn hộ để ở, kèm theo hệ thống định vị vệ tinh trong ô tô, có kết nối với cộng đồng người Tây Ban Nha ở Manchester. Nhờ đó, Sergio đã sẵn sàng thi đấu ở ngay ngày đầu tiên”.

(Theo VTC)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X