Mùa giải đã đi được 2/3 chặng đường, và các chuyên gia cũng đã đủ thời gian đánh giá xem trong số 20 CLB dự Premier League, đâu là đội có sân bãi tốt và tệ nhất.
20. Loftus Road (QPR). QPR có thể được đầu tư nhiều tiền để nâng cấp đội hình, nhưng sân bóng của họ thì vẫn tồi tàn như thời QPR còn chinh chiến ở các giải hạng dưới. Không những thế, giá vé vào cửa Loftus Road còn thuộc hàng đắt nhất Premier League – 55 bảng. Chính vì thế, đây được xem là sân bóng tệ nhất của Premier League mùa giải năm nay.
19. Craven Cottage (Fulham). Nằm bên dòng sông Thames êm đềm, sân Craven Cottage là điểm đến rất thú vị cho các CĐV. Nhưng khi mà nằm trong tay một đội bóng luôn có ngân sách eo hẹp như Fulham thì sân bóng này phải chịu thiệt thòi vì không được trùng tu. Các khán đài nhỏ, sập xệ, mặt cỏ không đảm bảo tiêu chuẩn là những hạn chế rất lớn của Craven Cottage.
18. Ewood Park (Blackburn). Có sức chứa 31.000 khán giả, Ewood Park là sân bóng không đến nỗi nào nếu như mặt cỏ của nó không quá thấm nước. Những lần có mưa thì y như rằng Ewood Park biến thành một trận thủy chiến. Vị thế của sân bóng này giống hệt vị thế của Blackburn ở mùa giải năm nay.
17. Carrow Road (Norwich). Đây cũng là một sân bóng nhỏ với chỉ gần 30.000 ghế ngồi, Carrow Road nhiều năm được sử dụng ở Championship và với Norwich thì khi lên hạng, có tiền nâng cấp đội hình cũng là điều xa xỉ với họ rồi chứ đừng nói gì đến sân bãi.
16. Goodison Park (Everton). Một trong những hình mẫu tiêu biểu cho các SVĐ tại Anh, khán đài nhỏ, thấp, gần đường pitch và khá gần gũi với khán giả. Song, điềm trừ của Goodison Park là sân bóng này cũ kỹ và đôi khi vì các khán đài quá thấp nên góc nhìn của CĐV bị bó hẹp.
Sân Goodison Park |
15. The Hawthorns (West Brom). Chỉ với 17.000 chỗ ngồi, đây là một trong những sân bóng nhỏ nhất nước Anh
14. DW (Wigan). Cũng không trên 20.000 chỗ ngồi, song sân DW lại được đánh giá khá cao nhờ sự đầu tư từ ông chủ Davd Whelan của Wigan. Thế nên, sân DW khá hiện đại và thân thiện với các CĐV nhờ hệ thống phục vụ tốt và chỗ ngồi khá thoải mái. Song, vì sức chứa quá hạn chế sân DW không có thứ hạng cao.
13. Britania (Stoke City). Được xây dựng từ năm 1997, đây được xem là một trong những SVĐ trẻ tuổi nhất nước Anh. Vì thế, Britania đã khắc phục được các điểm yếu cố hữu là khán đài thấp, hạn chế tầm nhìn người xem.
12. Villa Park (Aston Villa) – 42.000 ghế ngồi. Sân bóng này không hiện đại nhưng sức chứa lại khá lớn. Vì vậy, nó được xếp hạng khá cao.
11. Liberty (Swansea City). Có thể Swansea chỉ là một tân binh tại Premier League, nhưng sân Liberty của họ không hề kém cạnh những cái tên lâu đời dự giải đấu hàng đầu nước Anh. Liberty tuy nhỏ nhưng rất hiện đại với mặt cỏ đạt tiêu chuẩn châu Âu, đồ ăn thức uống cũng được đánh giá là ngon.
10. Stamford Bridge (Chelsea). Với 40.000 ghế ngồi, sân bóng này thuộc vào hàng trung bình tại Anh. Nó ghi điểm nhờ góc nhìn rất gần với mặt cỏ, giúp khán giả và cầu thủ gần gũi nhau hơn. Nhưng Stamford Bridge lại có hạn chế là hiếm khi được nâng cấp, dù cho chủ sở hữu của nó là một đội bóng lắm tiền nhiều của bậc nhất nước Anh.
9. SportsDirect.com Arena (Newcastle). Với tên cũ là St. James Park, sân SportsDirect.com Arena không thay đổi nhiều so với trước kia, nhưng nó vẫn được đánh giá cao nhờ bề thế, sự thuận tiện ở chỗ ngồi và những khán đài vuông vắn tạo cảm giác rất thuần Anh.
Sân Sports Direct Arena |
8. White Hart Lane (Tottenham) – 36.000 ghế ngồi. Đây là SVĐ có thiết kế không khác nhiều so với SportsDirect.com Arena, nó xếp trên nhờ vị trí đắc địa, thuận lợi cho các CĐV đến xem hơn.
7. Molineux (Wolves). Wolves có thể đang ngụp lặn ở nhóm cầm đèn đỏ, nhưng sân bóng của họ luôn được đánh giá cao. Tất cả là nhờ sự đầu tư rầm rộ từ BLĐ đội bóng, giúp mặt cỏ, ghế ngồi và chất lượng phục vụ được tăng lên đáng kể. Các khán đài cao cho phép khán giả nhìn được toàn cảnh mặt sân, nhưng điều đó lại hạn chế họ gần gũi với cầu thủ hơn.
6. Anfield (Liverpool). Truyền thống và hiện đại, đó là những nét tiêu biểu của Anfield. Sân bóng này còn tạo ấn tượng nhờ các khán đài rộng lớn, cho phép các CĐV thoải mái tạo sóng
5. Reebok (Bolton). Hiếm ai nghĩ rằng Bolton, một CLB đang ngụp lặn ở khu vực nguy hiểm lại sở hữu một SVĐ hiện đại như Reebok. Đây là một trong những sân bóng hiếm hoi có mái vòm trên khán đài, tạo vẻ rất hiện đại và thông thoáng. Reebok còn nổi tiếng nhờ chất lượng thức ăn đồ uống và ghế ngồi thoải mái.
4. Old Trafford (Man Utd). Với hơn 76.000 ghế ngồi, đây là sân bóng lớn thứ 2 tại Anh chỉ sau Wembley và là sân bóng lớn nhất Premier League. Nhưng, sở dĩ Old Trafford không được đánh giá cao nhất trên BXH này là chất lượng phục vụ kém. Đồng thời, đây cũng không phải là sân bóng hiện đại.
3. Etihad (Man City). Nhỏ gấp rưỡi Old Trafford song Etihad lại ghi điểm nhiều hơn nhờ nét hiện đại với những đường cong mềm mại trên mái vòm, qua đó tạo cho Etihad một sự thông thoáng trên các khán đài. Chất lượng phục vụ của sân bóng này cũng khá ổn.
2. The Light (Sunderland). Thật bất ngờ khi đây lại là sân vận động tạo được ấn tượng lớn thứ 2 ở Premier League. Có lẽ vì The Light còn rất trẻ (hơn 10 tuổi), vì lẽ đó nó có điều kiện học hỏi những sân bóng hàng đầu châu Âu. The Light được thiết kế thân thiện với người sử dụng, mặt cỏ cũng thoát nước tốt và không bị ảnh hưởng nhiều mỗi khi tuyết rơi dày đặc.
Sân Emirates |