Đằng sau ánh mặt trời
Thứ Sáu 11/04/2008 15:30(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên
"Mặt trời không bao giờ lặn trên vương quốc Anh". Đã có một thời đế chế này tự hào về sự thống trị đó của mình. Và giờ đây, mặt trời đó lại đang rực rỡ ở sân cỏ châu Âu.
|
MU- một trong những đại diện xuất sắc của bóng đá Anh |
Năm thứ 2 liên tiếp có tới 3 đại diện ở vòng bán kết, năm thứ 4 liên tiếp góp mặt ở chung kết, có lẽ không còn nhiều người nghi ngờ về sức mạnh của Premier League nữa. lại là những tên tuổi cũ. Lại là 1 cặp đấu quen thuộc Liverpool-Chelsea. Nếu M.U vượt qua Barcelona, năm nay sẽ có một trận chung kết toàn Anh lần đầu tiên trong lịch sử. Tuy phần còn lại châu Âu hy vọng rằng Barcelona sẽ giống như AC Muôn năm ngoái giành vinh quang dù bị bóng đá Anh "đánh hội đồng", xứ sở sương mù đang bắt đầu lên kế hoạch đến Moskva. Thậm chí đã có ý kiến rằng UEFA nên thay đổi lại địa điểm tổ chức trận chung kết. Thay vì bắt các fan Anh lặn lội đến Nga, tốt nhất là chọn luôn Wembley ...cho tiện. Dĩ nhiên UEFA nhanh chóng lắc đầu. Hơn nữa Moskva cũng hứa hẹn là một đem đến thú vị. Thử hình dung kịch bản hai Quỷ Đỏ M.U và Liverpool hội ngộ ở Quảng trường Đỏ cũng khá định mệnh đẩy chứ! Một trận chung kết "derby” như vậy sẽ là màn quảng cáo tuyệt vời cho Premier League để khẳng định họ đang là gì đấu thành công nhất không chỉ Châu Âu mà còn cả thế giới.
|
Premiership- đang xâm lăng châu Âu |
Mới 2 tháng trước, kế hoạch đưa Premier League ra hải ngoại của ban tổ chức giải đã bị "dập" tơi tả Nhưng giờ đây "vòng 39" đó hoàn toàn có thể hồi sinh. Thậm chí mới đây ở Diễn đàn Soccerex tổ chức tại Wembley, các quan chức điều hành La Liga và Bundesliga đều cất tiếng ủng hộ. Sẽ là thừa thãi nếu tán tụng về Premier League lúc này. Sau hơn một thập kỷ ra đời, với nguồn lực tài chính ngày càng được củng cố từ hợp đồng bản quyền truyền hình hậu hĩnh, sân cỏ Anh trở thành thiên đường với các ngôi sao. Những bản hợp đồng hoành tráng, những mức lương hậu hĩnh. Rồi vài năm qua là làn sóng đổ bộ của các ông chủ ngoại càng củng cố thêm sức mạnh. Hãy nhìn M.U, Liverpool và Chelsea. Họ đều đã thuộc về người Mỹ và người Nga. Dù vấn đề này suôn sẻ như ở OldTrafford và Stamford Bridge hay đang rối rắm như ở Anfield, điểm chung là các HLV đều được thoải mái mua sắm, tăng cường lực lượng.
Thứ quyền lực tiền bạc đó đã từng có nhưng giờ không còn nữa ở các đại gia Serie A và La Liga. Mới đây, Beckenbauer cũng thẳng thắn thừa nhận rằng ông trùm Bundesliga Bayern Munich không cạnh tranh nổi với các CLB trong việc thu hút những cầu thủ tốt nhất. Châu Âu chịu lép vế trước người Anh cũng là điều dễ hiểu. Mặt trái của vinh quang Đây không phải là lần đầu tiên, bóng đá Anh thống trị Châu Âu. Trở lại 3 thập kỷ trước, mặt trời Anh đã từng tỏa sáng còn hoành tráng hơn. Khởi đầu là Liverpool đoạt Cúp C1 năm 1977. Họ bảo vệ thành công danh hiệu năm sau đó trước khi đến thời Noningham Forest đăng quang 2 năm liên tiếp năm 1979 và 1980. Rồi lại đến thời Liverpool năm 1981, Aston Villa năm 1982. Chuỗi vinh quang này chỉ chịu đứt đoạn năm 1983 (Hamburg đánh bại Juventus trong trận CK) rồi Liverpool trở lại ngôi báu năm 1984. Nhưng 1 năm sau, thảm họa Heysel là dấu chấm hết đáng buồn dẫn đến án phạt “treo giò" với các CLB Anh. Sau thời gian vắng mặt đáng tiếc đó, họ không còn giữ được quyền lực ngày nào và cũng phải đến 7 năm sau khi Premier League ra đời, M.U mới đánh dấu được sự trở lại đỉnh cao Châu Âu của bóng đá Anh. Còn giai đoạn thống trị hiện tại cũng chỉ được Liverpool (lại là cái tên mở màn) khởi xướng từ năm 2005 đến nay.
|
Họ đều là người nước ngoài |
Tuy nhiên, nếu so sánh giữa thành công trước đây và thành công hiện tại, rõ ràng có một điểm khác biệt lớn . Trong quá khứ, các CLB Anh có lực lượng chủ yếu là "hàng nội" hoặc xa tí chút thì cũng là "họ hàng" trong vương quốc Anh. Giờ đây, đội hình của M.U, Liverpool, Chelsea và kể cả Arsenal chỉ có ít ỏi cầu thủ bản địa. Thậm chí đến HLV cũng chỉ có Sir Alex là người Scotland mà thôi. Đây là vấn đề đã gây tranh cãi từ lâu và càng nóng lên thời gian qua khi ĐT Anh vắng mặt ở EURO 2008. Một mùa Hè thật mỉa mai lẫn lộn buồn vui cho người hâm mộ xứ sở sương mù. Ngôi vua Châu Âu trong tầm tay nhưng chỉ là ở cấp CLB mà thôi. Còn ngôi vua Châu Âu đích thực thì ĐTQG đã sớm bị loại từ "vòng gửi xe". Chính vì thế, giới truyền thông Anh cũng chẳng mấy mặn mà tung hô sức mạnh Premier League sau khi kết thúc vòng tứ kết vừa qua. Họ quan tâm hơn đến vụ các quan chức chóp bu Birmingham bị tạm giữ trong cuộc điều tra chống tham nhũng.
Mặt trời Premier League lộng lẫy thật đấy, nhưng ngay dưới nó, ngay trên sân cỏ Anh, vẫn có một khoảng tối buồn !
( Theo TTVH)