Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Kể từ tháng 8/1996, thời điểm Arsenal bổ nhiệm Arsene Wenger, mọi CLB Premier League trừ hai dù ít dù nhiều đều đã trải nghiệm và làm quen dần dà với cái gọi là sự ngắn hạn trên băng ghế chỉ đạo. Ngoại lệ chỉ còn lại một, sau mùa hè 2013 khi Manchester United chia tay Sir Alex Ferguson và rồi David Moyes, rồi Louis Van Gaal đến Jose Mourinho của thì hiện tại.
Arsenal thiếu kinh nghiệm trong công tác thay tướng
Arsenal thời hậu Arsene Wenger cuối cùng cũng phải đối mặt thiếu kinh nghiệm với công tác tuyển dụng HLV |
Ngoại lệ chỉ còn lại một, đó chính là Arsenal. Họ có thể đã đề cập đến viễn cảnh chia tay Wenger không ít lần từ trước, họ có thể đã trinh sát những ứng cử viên kế nhiệm tiềm năng nhưng quả thực, ban lãnh đạo đội chủ sân Emirates chưa bao giờ thực sự đối mặt với vấn đề thay tướng cũng như đủ thấu hiểu những mối hiểm họa rình rập xung quanh nó.
Một số nhân vật cốt cán giới thượng tầng bao gồm giám đốc Ken Friar, thành viên ban lãnh đạo đã bổ nhiệm Wenger gần 22 năm về trước, hay đồng chủ tịch Stan Kroenke cũng đã chịu trách nhiệm thuê mướn và đuổi việc tương đương ở những thương hiệu thể thao khác trên toàn thế giới.
Thomas Tuchel là ứng cử viên sáng giá thay thế Arsene Wenger trở thành tân HLV Arsenal từ mùa hè 2018 này. Tuy nhiên, rào cản với mối lương duyên hứa hẹn này...
Tuy nhiên, vốn liếng kinh nghiệm nhất định đó chỉ mang lại cảm giác an tâm giả tạo và thậm chí có thể càng quay ra báo hại Arsenal với hậu quả kinh hoàng hơn, lý do bởi nó thiếu liên quan đến tính chất đặc thù của môi trường Premier League nước Anh nói riêng và bóng đá nói chung.
Thời buổi ngày nay, kỳ vọng đặt vào thành công tức khắc đang lớn hơn bao giờ hết, cũng như cả mức độ cạnh tranh khốc liệt ở Premier League. Tổng hòa hai khía cạnh sự thật này với nhau và CĐV Arsenal sẽ sớm mất kiên nhẫn nếu họ nhìn nhận rằng HLV kế nhiệm ngay sau Wenger chỉ càng níu kéo CLB thụt lùi.
Một dạng bình minh giả tạo soi sáng thêm một mùa giải bỏ đi và được “chữa cháy” trong hoảng loạn bằng vị thuyền trưởng thứ ba sau 23 năm nhưng đồng thời thứ hai sau vỏn vẹn một năm.
Bài học xương máu từ Man Utd
Arsenal thời hậu Arsene Wenger sẽ đi vào vết xe đổ của Man Utd sau khi Sir Alex Ferguson giải nghệ năm 2013? |
Đó chính xác là cám cảnh khiến Mancheter United khốn đốn sống dở chết dở cách đây năm năm. Vốn liếng kinh nghiệm nghèo nàn của ban lãnh đạo, mặt trái của triều đại trường thọ không thể tin nổi của Sir Alex Ferguson, khiến công tác tuyển dụng phải ỷ lại lần cuối cho nhà cầm quân người Scotland.
Fergie rõ ràng đã không thành công phải khi tự chọn hậu bối kế thừa di sản, đơn giản bởi cái tầm của David Moyes không đủ (tới giờ vẫn chưa) để dẫn dắt Quỷ Đỏ thành Manchester, với mọi sự gian khó có thể có từ trên sân cỏ, trong phòng thay đồ ra đến ngoài thị trường chuyển nhượng.
Dẫu sao thì ban lãnh đạo Man Utd cũng tự rút ra được bài học xương máu cho mình qua mỗi quyết định bổ nhiệm “ít ngây thơ hơn chút, nhiều tham vọng hơn chút” để khấm khá dần lên, từ Louis Van Gaal đến Jose Mourinho đương thời cho thấy tiến gần hơn đến hình ảnh một Quỷ Đỏ mạnh mẽ và vinh quang xưa kia, dù rằng để lấp đầy khoảng trống mênh mông của Sir Alex thì hẵng còn xa vời lắm.
Năng lượng Diego Simeone truyền cho các học trò dù đứng tít trên bậc khán đài là thứ giúp Atletico Madrid xứng đáng vào chơi trận chung kết ở Lyon hơn so với...
Minh chứng ở Old Trafford thể hiện bước tiến đáng kể theo thời gian của ban lãnh đạo Man Utd, đồng thời cho thấy Arsenal giờ vẫn đang mắc kẹt ở mốc số không và buộc phải xuất phát những bước đầu tiên từ trên một đỉnh dốc.
Kể ra mà nói, giới chủ Arsenal chẳng còn ai ngoài chính mình để mà trách móc khi họ đã dựa dẫm Wenger quá lâu và chỉ biết quanh quẩn trong cái bong bóng của mình, gần như thờ ơ với khối áp lực ngoại vi và tình hình Premier League chuyển động chóng mặt không ngừng trong những năm trở lại đây.
Phản chiếu hình ảnh lỗi thời của Giáo Sư là chính họ, với tất cả sẽ được lột tả sắc nét qua quyết định bổ nhiệm vị trí ghế nóng trong mùa hè này.
Arsenal cần gục ngã trước khi khôn ngoan hơn
Arsenal thời hậu Arsene Wenger sẽ phải gục ngã để khôn ngoan hơn |
Tất nhiên, quy chụp hoàn cảnh giống nhau hoàn toàn giữa Arsenal và Man Utd cũng là điều không nên, rằng Wenger ra đi cũng chứng kiến một sự sụp đổ tương tự thời hậu Sir Alex. Đầu tiên và tương đối hiển nhiên, bài học xương máu ít nhiều cũng phải được rút ra từ người đi trước.
Quan trọng hơn cả khi xét đến thực trạng đương thời, Man Utd rơi tự do từ trên đỉnh vinh quang với một tập thể vĩ đại nhưng già nua. Trong khi đó, Arsenal dường như đã chạm đáy sau thêm một mùa giải thất bại với hai bàn tay trắng và bắt đầu đi lên từ từ, với quá trình tái thiết được khởi công ngay từ đầu năm nay bằng hai tân binh tên tuổi Aubameyang và Mkhitaryan, chưa kể bản hợp đồng được gia hạn với ngôi sao lớn nhất Mesut Ozil.
Mặc dù vậy như đã nói, giữa Man Utd 2013 và Arsenal 2018 vẫn liên hệ tương đồng với nhau ở sự thiếu kinh nghiệm của cấp bậc lãnh đạo. Arsenal có thể vẫn là một trong những CLB lớn nhất nước Anh nhưng tại thời điểm này như mọi đại gia Big Six khác những năm qua, họ sẽ phải gục ngã để khôn ngoan hơn trong kỷ nguyên của những chiếc “lò xay” HLV với chu kỳ trung bình 1-2 năm/lần trảm này.
Arsenal thời hậu Arsene Wenger sẽ ra sao?
Bóng đá cũng như cuộc sống, chẳng phải lúc nào những cố gắng cũng mang về cái kết có hậu. Arsene Wenger chia tay Europa League, chia tay Arsenal trong một ngày...
Không thể tránh khỏi ít nhiều so sánh với Manchester United nhưng cũng đừng quên, Sir Alex Ferguson ra đi trên đỉnh vinh quang, trong khi Arsene Wenger đã...
Gia Khoa (TTVN)