Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Vấn đề của AC Milan: Nhưng Silvio, Leonardo đâu phải Da Vinci...

Thứ Năm 30/07/2009 14:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Tuyên bố mới nhất của Berlusconi, vào việc Milan sẽ chỉ hướng đến những cầu thủ trẻ và phản ứng đốp chát sau đó của Leonardo cho thấy những rắc rối đầu tiên đã nổ ra. Vị HLV trẻ bắt đầu mất kiên nhẫn với chính sách chuyển nhượng của đội.

Luis Fabiano không thể đến được Milan không chỉ vì Milan chê anh quá đắt, mà vì anh đã 29 tuổi. Pizarro cũng khó có thể đến được San Siro nếu thương vụ đổi chác Pirlo sang Chelsea thành công, vì anh cũng đã 30. Họ không đủ tiêu chuẩn về tuổi tác để khoác áo Milan từ mùa bóng tới. Hiện, trong khi chờ vắt kiệt sức nốt những người xấp xỉ 30 còn lại trong đội hình, Berlusconi chỉ muốn nhìn thấy những chàng trai trẻ đặt chân đến San Siro, như một nỗi khao khát rất phù hợp với hoàn cảnh của ông hiện tại.

Ở tuổi 73, ông vẫn thích làm trai lơ, với một danh sách rất dài các cô gái trẻ đáng tuổi con ông trong hậu cung. Thế nên, trong vòng một năm, người ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của Berlusconi: từ chỗ đưa về San Siro 2 nhà vô địch hết đát có tên Ronaldinho và Shevchenko (tổng cộng 60 tuổi) đến chỗ hào hứng tung hô những người trẻ măng sữa như Zigoni hay Beretta (tổng 35 tuổi), li dị bà vợ 54 tuổi Veronica Lario, qua đêm với một gái bao hạng sang có tên Patrizia D’Addario (42 tuổi) và đóng sập cửa với những cầu thủ trẻ khác như Dzeko hay Cissokho chỉ vì họ quá tốn kém.

Leonardo bắt đầu sốt ruột với chính sách chuyển nhượng của Milan

Nhưng Silvio, ông sẽ làm gì với những cầu thủ trẻ mà ông ép Milan đưa về mùa này? Xây dựng một đội hình U23 chỉ đủ trình độ thi đấu ở hạng 3 hay chỉ để biện hộ cho việc Milan không còn muốn mua sắm, bất chấp yêu cầu tăng viện của Leonardo? Những tân binh trẻ trung của Milan đã thực sự có tài hay chưa, hay được đưa về để để lấp chỗ trống và giả tạo sự “trẻ hóa”? Thực tế cho thấy, đội hình Milan mùa bóng tới không có gì mới so với mùa trước, ngoài việc mất Kaka, Maldini, sắp mất Pirlo, thêm Onyewu (cũng đã 27) và ngoài Pato (20 tuổi) đá chính, làm gì còn cầu thủ dưới 23 tuổi nào thường xuyên có mặt trong đội hình xuất phát vẫn già cỗi ấy? Chẳng có gì thay đổi ở Milan, vì tuổi tác vẫn gần như thế, với số cầu thủ trên 30 vẫn đủ một tá, chỉ có chất lượng là thụt lùi nhiều bậc. HLV mới của Milan là Leonardo, nhưng anh không phải là bậc vĩ nhân có tên Leonardo da Vinci, người có thể tạo ra những điều kỳ diệu và thần bí nhất trong lịch sử nhân loại.

Leonardo da Vinci là một nhân vật lỗi lạc của thời Phục hưng (“Rinascimento”, trong tiếng Italia), Leonardo thì không, vì anh thiếu quá nhiều yếu tố để trở thành một thiên tài, chẳng hạn không có cái họ Da Vinci, hay tên anh cũng chỉ hàm chứa sự phục hưng có một nửa, vì Milan trẻ hóa một cách giả tạo (Leonardo Nascimento, thiếu hẳn chữ “Ri” trong “Rinascimento”). Tội nghiệp Leo, người đến vào một thời điểm không thích hợp, và giờ đang thèm thuồng nhìn sang phía Inter, nơi cỏ mọc xanh hơn. Ở đấy, Eto’o, Motta, Lucio, Milito đến với cái giá coi như bằng 0, vì Moratti chỉ cần lấy khoản tiền bán được Ibra mua họ là hòa vốn. Berlusconi đã kiếm được 82 triệu từ việc bán Kaka và Gourcuff, nhưng không muốn bỏ ra lấy một xu cho bất cứ ai, để rồi đánh đổi Kaka lấy Onyewu và giờ hy vọng Ronaldinho sẽ hồi sinh dưới tay Leo. Nhưng Leonardo đã không phải Da Vinci, lại càng không là Ancelotti. Vị HLV tiền nhiệm luôn chơi trò nhún nhường trước Berlusconi nhưng vẫn có cách làm ông chủ tâm phục khẩu phục, còn Leonardo thì không. Anh nói thẳng là với chính sách cầu thủ trẻ mà ông chủ ca ngợi, Milan sẽ không đi đến đâu. Đấy chỉ là phản ứng nhất thời của một kẻ hoang mang trước khả năng thất bại mà chỉ mình anh phải trả giá!

Leonardo đang bị ném vào một loạt các trận giao hữu khác nhau trong mùa hè. Những 13 trận đấu trong một tháng rưỡi hè, trong đó có một serie kín đặc đến mức điên khùng vì phải di chuyển quá nhiều giữa các múi giờ khác nhau, với mật độ 2 ngày/trận, thực chất chỉ là cách nhồi nhét các bài thực hành cầm quân cho Leonardo, người chỉ mới vừa được dạy cách làm HLV. Điều đó có nghĩa là anh phải học cật lực, học chiến thắng, học thất bại, học kiên nhẫn, học cách hiểu rằng niềm vui hay nỗi buồn của các tifosi cũng như những toan tính của ông chủ CLB không đến nỗi quá khó lí giải như nụ cười của nàng Mona Lisa.

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Xem thêm
top-arrow
X