Thứ Hai, 11/11/2024 Mới nhất
Zalo

Sau lượt trận thứ 2 vòng bảng Champions Leaue: Xin lỗi, Platini!

Thứ Sáu 01/10/2010 07:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Nghịch lý Champions League vẫn chẳng diễn ra theo ước muốn xã hội hóa bóng đá của Michel Platini. Và có lẽ, cũng không còn cần thiết nữa cho ý tưởng về một giải đấu cấp siêu CLB ra đời…

1. Trên tất cả các BXH của vòng bảng Champions League tính đến thời điểm hiện tại, không có cú sốc nào thực sự lớn đủ khiến người ta phải giật mình. Vẫn là những gương mặt quen thuộc như Inter, Chelsea, M.U, Arsenal, Real… đứng trên ngôi cao nhất. Suất đi tiếp cũng chẳng nằm ngoài tầm với của Barca, Milan hay Roma.

Tất cả đều đã đúng khi bình luận về lá phiếu bốc thăm cho vòng đấu bảng Champions League năm nay. Bảng tử thần ư? Chẳng hề có nếu nhìn vào tương quan lực lượng. Và càng trở nên lố bịch hơn khi các đối thủ bước vào cuộc chơi thực sự. Bremen ở đẳng cấp nào khi dễ dàng bị Inter đè bẹp tới 4 bàn không gỡ? Valencia là ai nếu có thể bị một M.U không Rooney vượt mặt ngay tại chảo lửa Mestalla? Thế cuộc một chiều đang diễn ra khá trơn tru ở giải đấu được cho là hấp dẫn nhất, kịch tính nhất và từng được hy vọng sẽ chứa đựng nhiều bất ngờ nhất.

Chiến thăng đâm đà 4-0 của Inter trước Werder Bremen thêm một lần khẳng định vẫn tồn tại cách biệt quá lớn giữa "đại gia" và "tiểu gia"

Không ai dám phản bác kế hoạch xã hội hóa bóng đá của chủ tịch UEFA Michel Platini, hay thực chất họ đều là những bộ óc siêu việt, khi cố tình để thực tế chứng minh rằng ý tưởng mở rộng Champions League, tạo điều kiện cho các nền bóng đá vừa và nhỏ có cơ hội được tham gia của huyền thoại người Pháp, là rất bất khả thi?

Ngay bây giờ, lúc Champions League mới qua lượt trận thứ hai của vòng bảng, sẽ là chủ quan nếu nói về một trật tự đã được dễ dàng sắp đặt từ trước. Nhưng giá có bất ngờ, thì hẳn Bursaspor sẽ chí ít phải cầm hòa được Rangers. Không thì ở xứ lạnh nước Nga, Barca sẽ gục ngã sau khi bị chủ nhà Rubin Kazan dẫn trước. Nhưng không, chút lạ thường chỉ tìm thấy trong cái cách Copenhagen lẻn lên ngôi đầu bảng D. Nhưng bảng ấy, ngoài Barca, còn lại như nhau hết.

2. Nhìn tổng thể, lô-gíc mạnh được yếu thua đang toát lên ở vòng bảng Champions League 2010/11. Trong đó, nổi bật lên vai trò lá cờ đầu của Premiership. Sau 2 năm để thế thống trị đấu trường danh giá nhất châu Âu rơi vào tay La liga, Serie A, cảm giác như Premiership đang rất muốn lấy lại những gì đã mất. Lượt trận thứ hai, quyền năng bóng đá Anh cấp CLB đã được thực thi một cách tàn nhẫn.

Hôm thứ Ba, Chelsea, Arsenal dễ dàng đè bẹp các đối thủ của họ lần lượt là Marseille và Partizan. Còn thứ Tư, Tottenham hủy diệt nhà vô địch Hà Lan Twente 4-1, trong khi chỉ với sự lóe sáng của một kép phụ là Javier Hernandez, M.U cũng đã biết cách giành chiến thắng trên đất Tây Ban Nha, trước đối thủ không hề dễ chơi Valencia. Sự toàn thắng của các CLB Premiership trước nay không phải chuyện lạ. Nhưng nó đánh mạnh vào dòng suy luận rằng bóng đá Anh cấp CLB đang suy yếu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trên các BXH, Chelsea và Arsenal độc chiếm ngôi đầu và nắm đến 99% cơ hội vượt qua vòng bảng. M.U và Tottenham cũng chưa thua, cùng có 4 điểm và chắc chắn có quyền tự quyết định số phận của mình. Nói cách khác, con tàu khát vọng mang tên Premiership đang đi rất đúng hướng. Nó thách thức sự trỗi dậy của Serie A và tính ưu việt đã được chứng minh trong vài năm qua của La Liga với hai đại diện ưu tú nhất là Barcelona và Real Madrid.

3. Ít tháng trước, khi tuyên bố khai tử G14, không ít lãnh đạo của các CLB hàng đầu châu Au đã đưa ra ý tưởng thành lập một giải đấu siêu CLB thay thế cho nó. Cho đến nay, vẫn chẳng ai phủ nhận tính khả thi của dự án ấy, dù người ta chưa làm được nhiều điều để hiện thực hóa tham vọng. Nhưng nếu Champions League cứ diễn ra xuôi chiều như hiện nay, cũng chẳng cần thiết phải đi tìm sân chơi mới.

Michel Platini mới đột quỵ cách đây chưa lâu. Nên người ta ngại hỏi ông về cảm giác sau những gì đã qua của vòng đấu bảng Champions League. Hình như, nó đang đi ngược cố gắng của Michel…

Thống kê:

4. Trong năm 2010, tiền đạo Samuel Eto’o của Inter trở thành cầu thủ thứ tư lập hat-trick tại Champions League. Cho đến cùng thời điểm của các mùa bóng, chỉ năm 2005 mới có số cầu thủ lập được hat-trick nhiều hơn năm nay (8 cú hat-trick).
100. Ra sân trận hòa Rubin Kazan 1-1, đội trưởng Carles Puyol đạt mốc 100 trận cho Barca tại Champions League, trong khi tiền vệ Sergio Busquets cũng có vừa tròn 100 lần khoác áo Barca.
300. Pha lập công ấn định chiến thắng 1-0 của Steven Naismith ghi cho Glasgow Rangers trước Bursaspor đã chấm dứt tròn 300 phút đội bóng của Scotland không ghi nổi một bàn thắng nào tại Champions League.
17.709. Đó là tổng số ngày, tương đương với 48 năm, kể lần cuối cùng Tottenham được chơi trên sân nhà trong khuôn khổ Cúp C1/Champions League. Năm 1963, Tottenham chính là đội bóng Anh đầu tiên đoạt một Cúp châu Âu (Cúp C2/Cúp các đội đoạt Cúp quốc gia).
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Inter Milan vs Napoli: Ngày trở về của Antonio Conte

Inter Milan vs Napoli: Ngày trở về của Antonio Conte

Inter Milan vs Napoli: Ngày trở về của Antonio Conte

Vòng đấu thứ 11 giải vô địch quốc gia Italia sẽ khép lại bằng trận thư hùng đỉnh cao trên sân Giuseppe Meazza giữa hai đội đang nắm hai vị trí dẫn đầu bảng Seria hiện nay. Hai nhà vô địch trong hai mùa gần nhất sẽ đá trận giáp lá cà trực tiếp để phân định ngôi thứ đồng thời khẳng định tư cách ứng cử viên hàng đầu của mình. Trong trận quyết đấu, sẽ có những tình cảm dành riêng cho Antonio Conte, người đã từng rất được yêu mến ở Inter Milan.

Xem thêm
top-arrow
X