Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Ngày Ronaldo vẫn là "ông Hoàng", Messi đã chịu làm "thứ dân"

Chủ Nhật 27/10/2013 06:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chiến thắng trước Real Madrid là trận đấu của Neymar, người đã ghi một bàn và kiến tạo bàn còn lại cho Alexis Sanchez, nhưng Barcelona và cá nhân tiền đạo người Brazil có thể chơi tốt đến thế hay không, nếu Lionel Messi không chịu 'nhường sân'?

Tiền đạo người Argentina đóng vai trò 'quan sát viên trong cả hai bàn thắng. Khi Andres Iniesta và Neymar phối hợp mở tỉ số, Messi vẫn còn lững thững đi bộ ở giữa sân, và khi anh dâng lên đến gần vòng cấm Madrid, thì lưới đã rung lên rồi.

Messi (phải) chơi không nổi bật như Ronaldo, nhưng không hẳn là thiếu hiệu quả hơn tiền vệ người Bồ
Messi (phải) chơi không nổi bật như Ronaldo, nhưng không hẳn là thiếu hiệu quả hơn tiền vệ người Bồ

Ở tình huống Neymar chuyền cho Alexis nâng tỉ số lên 2-0, Messi đứng ngay sau tiền đạo người Brazil. Nhưng anh không tham gia vào pha bóng. Tiền đạo người Argentina cũng không tham gia quá nhiều vào những tình huống then chốt gần khung thành. Thường thì anh chỉ làm cầu nối.

Messi xuất phát bên cánh phải ở trận này, vị trí khởi đầu sự nghiệp của anh. Nhưng điểm khác là tiền đạo người Argentina không thường xuyên bó vào trung lộ như trước đây, mà di chuyển dọc hành lang phải và tham gia các pha phối hợp tam giác với Daniel Alves và Xavi. Rất hiếm khi Messi di chuyển vào vòng cấm.

Anh chạy rất nhiều, nhưng với mật độ dày đặc ở cánh phải, và thậm chí lùi về vòng tròn giữa sân, và vai trò là một cầu thủ tạo khoảng trống hơn là người quấy rối như thường lệ. Messi thực hiện số đường chuyền tương đối nhiều (57, hỏng 14, tỉ lệ chính xác 75%), không quá ấn tượng, nhưng các pha chuyền bóng phối hợp của Messi đa phần là khó, vì diễn ra ở sát biên, hoặc chọc khe từ cánh, rất khó vượt qua các trung vệ Real Madrid.

Bản đồ nhiệt di chuyển của Messi
Bản đồ nhiệt di chuyển của Messi

Ít khi người ta thấy Messi chuyền nhiều đến thế, và di chuyển không bóng nhiều đến vậy. Người hưởng lợi là Neymar: Anh gần như không quan tâm đến chuyện phải lùi về làm bóng và phối hợp, và được cầm nhiều bóng đột phá. Neymar chỉ thực hiện 33 lần chuyền bóng, bằng một nửa so với Messi. Tiền đạo người Argentina đã chịu “làm nền” cho đàn em.

Hãy so sánh một chút với trường hợp của Ronaldo: Nhìn vào biểu đồ di chuyển của tiền vệ người Bồ, ta thấy anh được di chuyển tự do đi bất cứ đâu. Đó là một trận đấu mà Ronaldo chơi hết sức năng nổ, bị đốn ngã một lần trong vòng cấm (nhưng trọng tài đã bỏ qua), căng ngang cho Khedira đưa bóng chạm tay Valdes và cả… Adriano, rồi tạt cho Jese ghi bàn danh dự cho Madrid.

Nhưng đó cũng là sự di chuyển không có tính liên kết. Ronaldo chơi tự do đến mức mà mọi sự di chuyển của anh không có trọng điểm rõ ràng như trường hợp của Messi hay Neymar. Tiền vệ người Bồ xuất hiện nổi bật ở những tình huống quan trọng, nhưng về cơ bản, sự rời rạc của Madrid cũng xuất phát từ lối chơi quá tự do ấy của Ronaldo.

Bản đồ nhiệt di chuyển của Neymar
Bản đồ nhiệt di chuyển của Neymar

Bản đồ nhiệt cũng cho thấy Ronaldo có một lần lui về phòng ngự, nhưng đó cũng là lần mà anh đã để Daniel Alves “xỏ kim” trước khi thử thách Victor Valdes. Lối di chuyển không có điểm nhấn của Ronaldo đặt hệ thống chiến thuật của Madrid vào trạng thái luôn luôn lỏng lẻo: Mỗi khi tiền vệ người Bồ di chuyển khỏi một khoảng không gian nào đó không báo trước, các đồng đội buộc phải trám chỗ cho anh, và đội hình Madrid xộc xệch ngay lập tức.

Đó là lý do khiến Sir Alex Ferguson từng phải sử dụng Ronaldo như một trung phong cắm, vì sự lỏng lẻo của anh có thể gây tổn hại cho Man United. Trước đây, chỉ có một dạng cầu thủ được phép “giữ toàn bộ các quyền dân chủ”, theo lời chiến thuật gia huyền thoại Viktor Maslov, cha đẻ của lối chơi pressing, là số 10 cổ điển.

Ronaldo chưa bao giờ là một số 10, người sẽ quyết định lối chơi, nhịp độ của cả đội. Tiền vệ người Bồ thực chất là một tiền đạo, nhưng lại được… di chuyển tự do. Nhưng anh lại đang được “giữ toàn bộ các quyền dân chủ”, như lời Maslov.

Ronaldo được di chuyển rất tự do, nhưng thiếu điểm nhấn và tính liên kết
Ronaldo được di chuyển rất tự do, nhưng thiếu điểm nhấn và tính liên kết

Messi đã chơi một trận Kinh điển mà anh tự hạn chế “các quyền dân chủ” ấy. Anh chấp nhận di chuyển không bóng nhiều hơn, tham gia vào ít những tình huống “ngon ăn” hơn, để phục vụ các đồng đội nhiều hơn. Nếu một pha bóng mà chỉ 2-3 cầu thủ tấn công là đủ, như trường hợp 2 bàn thắng của Barca chẳng hạn, Messi sẽ giữ kỷ luật vị trí, không cố tham gia vào để tránh tình trạng giẫm chân, và có thể hỗ trợ ngay khi cần thiết.

Rõ ràng là Ronaldo đã chơi nổi bật hơn hẳn Messi ở trận Kinh điển, nhưng chưa hẳn là điều ấy đã tốt cho Madrid. Với Messi, El Clasico lần này đã cho thấy một diện mạo khác của tiền đạo người Argentina: Ẩn mình và làm nền. Chúng ta đã nhìn thấy Messi đầm đìa mồ hôi và dường như chưa bao giờ mệt mỏi đến thế trong những phút cuối trận, nhưng các đồng đội của anh rõ ràng đã được “phục vụ” tốt hơn.

Đó không hẳn là một màn trình diễn dùng để “vận động” cho chiến dịch Quả bóng Vàng, nhưng nó cho thấy rằng những lời gièm pha về sự ích kỷ của Messi, cũng như mâu thuẫn có thể phát sinh giữa anh và Neymar, là vô giá trị. Vào cái ngày mà cầu thủ xuất sắc nhất thế giới chịu đứng ra khỏi ánh đèn trung tâm và vắt kiệt sức vì cái chung, Barca không thắng mới là lạ.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Adriano: Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Những lời tâm sự được chính cựu danh thủ Adriano viết trên website The Players’ Tribune, về nhịp sống tại khu ổ chuột nơi anh sinh thành, về quyết định rời bỏ thế giới bóng đá đỉnh cao hào nhoáng để tìm lại về nơi đây.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X