Thứ Năm, 10/04/2025
Zalo

Michel Platini tái đắc cử chủ tịch UEFA: Nợ riêng trả đủ…

Chủ Nhật 02/01/2011 14:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau hơn ba năm tại vị, có vẻ như Michel Platini đang thổi một luồng gió mới vào nền bóng đá cũ kỹ của châu Âu già cỗi bằng những ý tưởng táo bạo và mới mẻ. Cũng có vẻ như sự tích cực và dám nói, dám làm của ông đã thuyết phục được cả châu Âu với việc vị chủ tịch này tái đắc cử ở nhiệm kỳ thứ hai của mình khi không có đối thủ cạnh tranh. Liệu có đúng là Platini có thần thánh đến mức đấy?

Người bênh vực kẻ yếu?

Tạm thời gác qua một bên những cải tổ vĩ mô vẫn đang còn là ý tưởng, hay đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện như ủng hộ sáng kiến “6+5” của Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, ý tưởng đưa thêm trợ lý trọng tài để giám sát chặt chẽ hơn các tình huống gần cầu môn, khoan tính đến lời kêu gọi các câu lạc bộ tự ý thức về việc “mua lúa non” hay luật tài chính công bằng đang trong quá trình bắt đầu triển khai, thì có hai việc cựu danh thủ người Pháp này đã làm rất tốt: mang EURO 2012 đến Ba Lan và Ukraine và cải cách cúp châu Âu.

Cải cách cơ bản nhất của Michel Platini ở cúp châu Âu là việc phân phối lại quota cho các quốc gia có đại diện tham dự Champions League. Ngoài việc tước bớt vé của các ông lớn, Platini buộc các câu lạc bộ của những nước này phải tham gia vòng play-off. Cũng dễ giải thích cho điều này. Nếu theo sát những nấc thang đưa Platini đến với ngôi vị thống soái bóng đá châu Âu, hẳn bạn cũng biết rằng những lá phiếu giúp huyền thoại bóng đá người Pháp soán ngôi cựu Chủ tịch Lennart Johansson không đến từ Anh, Ý, Tây Ban Nha hay Đức, mà chủ yếu là từ Đông Âu.



Cộng vào với việc giành quyền đăng cai EURO 2012 về cho Ba Lan và Ukraina, có thể nói trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, vị chủ tịch này đã hoàn thành rất xuất sắc một việc: trả nợ đầy đủ cho Đông Âu, sân sau vững chắc của ông.

Nhưng chưa có công bằng cho những kẻ mạnh ?

Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề liên quan đến Champions League mà vị chủ tịch chưa, không thể hoặc không muốn giải quyết. Đơn cử một trường hợp nổi cộm nhất, hãy nhìn vào bảng hệ số giải đấu (Association Coefficient, hay còn gọi là League Coefficient). Bảng xếp hạng này sẽ tính hệ số cho các quốc gia có câu lạc bộ tham dự cúp châu Âu, từ đó quyết định số lượng đại diện mỗi nước ở các cúp châu Âu.

Về mặt công thức, ngoài số điểm thưởng cho các nước có đại diện đi sâu vào vòng trong, điểm số của từng quốc gia sẽ được tính bằng cách lấy tổng điểm mà các câu lạc bộ của quốc gia đạt được trong mùa bóng (thắng 3, hòa 1, thua 0), chia cho tổng số câu lạc bộ của quốc gia đó tham gia các giải đấu. Điểm số để quyết định vị trí trên bảng xếp hạng sẽ là tổng điểm trong năm mùa gần nhất.

Trên bảng xếp hạng hiện giờ, Đức đang xếp trên Ý và thứ tự đó chắc chắn sẽ vẫn được duy trì cho đến hết mùa này, đồng nghĩa với việc Bundesliga có nhiều hơn một đại diện so với Serie A ở Champions League, và thậm chí có thể sẽ vượt qua cả Tây Ban Nha để chiếm vị trí thứ 2, sau Anh. Tuy nhiên, có một nghịch lý ở đây. Bundesliga có 18 đội tham gia, tạm gạt đi một nửa trong số đó là những CLB phải vật lộn với việc trụ hạng và không đủ tầm để mơ đến suất tham dự cúp châu Âu, ta còn lại chín đội. Như vậy, xác suất để một đội bóng Đức mơ mộng tham gia đấu trường châu lục có vé dự Champions League là 44,4%. Trong khi đó, Serie A có 20 đội, và con số tương tự sẽ là 30%.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngay cả những đội bóng cực mạnh của Ý như Inter Milan, AC Milan, Juventus, AS Roma, Napoli, Lazio… sẽ phải tranh đấu cật lực để kiếm vé dự Champions League, dẫn đến một số sự vắng mặt, dù đáng tiếc, nhưng không thể tránh khỏi, của những cái tên kể trên.

Nên nhớ, trong năm mùa bóng trở lại đây, Serie A sở hữu đến hai chức vô địch Champions League (AC Milan mùa 2006-2007 và Inter Milan mùa trước). Vậy trong một bảng xếp hạng được tính toán chặt chẽ và đầy tính khoa học như thế, lỗ hổng là ở đâu?

Thứ nhất, việc tính điểm như nhau cho tất cả các trận đấu, bất kể tính chất là một sai lầm. Ví dụ: một đội bóng đã thắng 4-0 ở lượt đi vòng knock-out hoàn toàn có thể cho phép mình thua một, hoặc thậm chí hai bàn trong trận lượt về. Vô hình trung, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của giải đấu trên bảng xếp hạng.

Thứ hai và quan trọng hơn, cào bằng điểm số đạt được, bất chấp là Champions League hay Europa League. Ở vòng bảng Champions League, các đội bóng Ý thường sẽ khó chiếm ngôi đầu bảng của Anh hoặc Tây Ban Nha, do đó sẽ xếp thứ nhì, bất lợi trong việc bốc thăm chia cặp cho vòng đấu loại trực tiếp, dẫn đến việc tăng khả năng bị loại. Trong khi đó, các đội bóng Đức thường không quá yếu để đứng bét bảng, cũng khó đủ mạnh để cạnh tranh suất đi tiếp cùng Anh, Ý, hay Tây Ban Nha và sẽ rơi xuống Europa League, kho điểm cho họ. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản nhất giúp Bundesliga luôn vượt trội Serie A về điểm số trong bốn mùa bóng gần đây nhất.

Nợ riêng đã trả đủ, còn nợ chung thì tính sao đây, Michel Platini?

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Pro PSG tại Champions League: Khi chủ nghĩa bình dân chắp cánh cho giấc mộng trời Âu

Từng có thời, Paris Saint-Germain sở hữu trong đội hình cả ba siêu sao tấn công đắt giá bậc nhất thế giới là Lionel Messi, Kylian Mbappe và Neymer, thế nhưng vẫn thường xuyên phải ôm hận tại đấu trường Champions League. Vậy mà giờ đây, khi chỉ có trong tay những cầu thủ có phần “giản dị” hơn rất nhiều, Luis Enrique lại đang hứa hẹn viết nên một câu chuyện lịch sử cho CLB thủ đô nước Pháp.

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng xát muối vào nỗi đau của CLB chủ quản

Khi các cầu thủ cho mượn từng "xát muối" vào nỗi đau của CLB chủ quản

Ở đầu mùa giải năm nay, Marco Asensio hẳn đã rất mong chờ cơ hội được thi đấu trên sân Parc des Princes tại vòng knock-out Champions League. Điều đó sẽ xảy ra trong tuần này. Chỉ có điều, anh sẽ khoác áo Aston Villa để chạm trán với PSG chứ không phải thi đấu cho đội bóng Pháp, sau khi gia nhập đại diện nước Anh theo dạng cho mượn hồi tháng 1.

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Câu chuyện về mối duyên bị bỏ lỡ của Federico Valverde và Arsenal

Federico Valverde sẽ ra sân trong trận đấu lượt đi của Real Madrid ở vòng tứ kết Champions League đối đầu Arsenal vào rạng sáng mai với tư cách là một trong những cầu thủ quan trọng nhất của họ -- nhưng nếu vài chuyện trong quá khứ diễn ra khác đi một chút, có lẽ màu áo mà anh khoác lên mình khi bước vào cuộc đối đầu này sẽ là của The Gunners chứ không phải đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha.

Pro Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Pro Ngày Martin Odegaard gặp Real Madrid tại Champions League

Tròn một thập kỷ kể từ ngày ra mắt đội một của Real Madrid, Martin Odegaard mới có cơ hội đối mặt với CLB Hoàng gia Tây Ban Nha ở Champions League. “Cậu bé Na Uy”, như cách gọi của HLV Carlo Ancelotti cách đây 10 năm, giờ đã là một ngôi sao lớn, một tiền vệ có thể đánh sập hệ thống phòng ngự của Real Madrid bằng những đường chuyền chết chóc.

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Arsenal, Thierry Henry và đêm kỳ diệu tại Bernabeu

Trước khi Arsenal đối đầu Real Madrid ở lượt đi tứ kết Champions League tại Emirates, phóng viên Amy Lawrence đã nhìn lại một trong những trận đấu đáng nhớ nhất giữa hai đội vào mùa giải 2005-06. Đó là màn trình diễn đỉnh cao của Thierry Henry và đồng đội ngay tại Bernabeu, sau đó là một trận hòa 0-0 kinh điển tại Highbury...

Xem thêm
top-arrow
X