Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Michael Ballack rời ĐT Đức: Chấm dứt kỷ nguyên của mệnh lệnh

Thứ Sáu 17/06/2011 14:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Triều đại của Michael Ballack ở đội tuyển Đức đã chính thức kết thúc vào 11 giờ trưa ngày hôm qua, khi người phát ngôn của LĐBĐ Đức (DFB) tuyên bố tiền vệ của Leverkusen không còn nằm trong kế hoạch của HLV Joachim Loew.

Quyết định này được đưa ra sau một quá trình thảo luận riêng từ rất lâu giữa HLV Loew và Ballack: “Tôi đã trao đổi công khai với Ballack về chuyện này, lần gần nhất diễn ra vào cuộc gặp hồi tháng Ba năm nay, thông qua rất nhiều cuộc điện thoại nữa. Khi EURO 2012 đang đến gần, đây là thời điểm thích hợp để tôi đưa ra quyết định cuối cùng” - Ông Loew phát biểu. Trước đó, trang chủ của LĐBĐ Đức khẳng định: “Michael Ballack không còn là một phần của đội tuyển nữa”. Lý do? Ông Loew tiết lộ: “Những tháng vừa qua, có rất nhiều cầu thủ trẻ bộc lộ tương lai đầy hứa hẹn, và với họ, sự phát triển của đội tuyển sau World Cup 2010 sẽ diễn ra một cách tích cực. Tôi hài lòng là Michael (Ballack) đã hiểu quan điểm của chúng tôi, và bây giờ, đưa ra một quyết định trung thực, rõ ràng là điều thích hợp”.

Kỷ nguyên Ballack ở ĐT Đức đã chấm dứt

Tất cả đều cho thấy đây không phải là một quyết định nông nổi của HLV Loew và DFB. Ballack đã không chơi cho đội tuyển Đức kể từ tháng Ba năm ngoái, sau khi bị dính chấn thương bởi cú vào bóng ghê rợn của Kevin-Prince Boateng. Không có anh ở World Cup, đội tuyển Đức vẫn đá tưng bừng và lọt vào đến bán kết, trước khi thua đội tuyển hay nhất thế giới vào thời điểm này là TBN. Không Ballack, đội Đức vẫn đè bẹp mọi vật cản trên đường đến EURO 2012, với một thứ bóng đá thấm đẫm hơi thở hiện đại, và xoay quanh tập thể, chứ không dựa trên sự thống lĩnh của một cá nhân nào cả.

Hơn một năm là quãng thời gian đủ dài để kiểm nghiệm một đội tuyển Đức không Ballack, và vấn đề càng rõ ràng hơn nữa, khi đi kèm với sự thăng tiến chóng mặt của đội Đức, là sự xuống dốc không phanh của Ballack, sau khi anh rời Chelsea và chuyển về Leverkusen.

Kết thúc kỷ nguyên của mệnh lệnh

Ballack là thủ lĩnh của đội Đức từ năm 2002 đến nay, cả về mặt chuyên môn lẫn tinh thần, và vị thế của một ngôi sao có trình độ ở mặt bằng cao hơn hẳn lứa cầu thủ còn lại (Ballack có lẽ là tiền vệ duy nhất của Đức đạt đến đẳng cấp thế giới trong một thập kỷ qua) cho phép anh “cai quản” đội bóng bằng sự độc đoán. Cựu tiền vệ Chelsea là một mẫu thủ lĩnh có khả năng bắt các đồng đội phải tuân theo nhanh chóng bằng mệnh lệnh, nhưng sự áp đặt ấy cũng đã làm nẩy sinh không ít mâu thuẫn, và theo thời gian, tích tụ lại thành những quả bom nổ chậm.

Những quả bom ấy lần lượt phát nổ sau World Cup 2006, khi Juergen Klinsmann bắt đầu đặt nền móng cho một cuộc cách mạng về lối chơi cho đội Đức. Sau trận chung kết EURO 2008 (thua TBN 0-1), Ballack từ chối giơ một tấm banner có ghi lời cám ơn người hâm mộ, vì cho rằng đó là một hành động “vớ vẩn rẻ tiền”, và chỉ vì thế, anh cãi nhau kịch liệt với lãnh đội Olivier Bierhoff. Thế là ba tháng sau, khi Đức đè bẹp Liechtenstein 6-0 ở vòng loại World Cup 2010 mà không có Ballack, Bierhoff hoan hỉ: “Thấy chưa, chúng tôi có thể thắng mà không cần hắn ta!”

Một năm sau, trận Đức thắng xứ Wales 4-2, khi Ballack lên tiếng “chỉnh huấn” Lukas Podolski về thái độ thi đấu, anh thậm chí còn bị “Hoàng tử” trả lại một cái bạt tai. Sau World Cup 2010, Ballack rơi vào một cuộc khẩu chiến khác về tấm băng đội trưởng với hậu vệ cánh Phillipp Lahm, người khẳng định rằng mình không hề có ý định trả nó lại cho đàn anh.

Và khi mà lối chơi phóng khoáng dựa trện tinh thần sáng tạo, bình đẳng giữa các cầu thủ trong thành phần đội tuyển Đức hiện nay gặt hái những thành công có nền tảng, thì Ballack trở thành người cô đơn nhất. Dưới cái bóng của anh, đội Đức đã lớn mạnh, nhưng không ai chấp nhận đứng dưới một cái tôi độc đoán mãi, và họ phải rũ bỏ cái bóng ấy đi. Cách “cai quản” đội bóng bằng mệnh lệnh đã không thể tồn tại trong một tập thể bình đẳng và ưa thích đối thoại. Các tuyển thủ Đức giờ đây thích hòa mình một cách chủ động vào triết lý bóng đá đã và đang phát triển chóng mặt, hơn là bị động nghe theo một người “anh cả” đã hết thời.

Ballack hẳn vẫn chưa muốn chia tay đội tuyển Đức, nhưng kỷ nguyên của sự áp đặt đã chấm dứt, bằng một mệnh lệnh cuối cùng, tàn nhẫn nhưng đúng đắn, với cá nhân anh, người có lẽ hiểu sự khắc nghiệt tồn vong của cuộc chơi hơn ai hết...

Ballack & 11 năm cùng “Die Mannschaft”

2010: 1 trận, 0 bàn thắng
2009 8 trận, 3 bàn
2008: 12 trận, 4 bàn
2007 2 trận, 0 bàn
2006: 14 trận, 6 bàn
2005: 11 trận, 7 bàn
2004 13 trận, 8 bàn
2003: 5 trận, 2 bàn
2002 11 trận, 6 bàn
2001: 9 trận, 6 bàn
2000 9 trận, 0 bàn
1999: 3 trận, 0 bàn

Tổng cộng 98 trận, 42 bàn


 


 (Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Adriano: Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn

Adriano: "Đời tôi là một sự phí phạm to lớn, nhưng tôi ổn với cuộc sống mình đang chọn"

Những lời tâm sự được chính cựu danh thủ Adriano viết trên website The Players’ Tribune, về nhịp sống tại khu ổ chuột nơi anh sinh thành, về quyết định rời bỏ thế giới bóng đá đỉnh cao hào nhoáng để tìm lại về nơi đây.

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Cuộc đua vô địch Serie A: Tìm về những ngày xưa cũ

Vòng đấu thứ 12 Serie A mùa giải năm nay khép lại với trận hoà 1-1 giữa hai kẻ đang dẫn đầu bảng xếp hạng là Inter Milan và Napoli. Trận hoà này cùng với những trận thắng trước đó của những Juventus, Atalanta, Fiorentina và Lazio đã khiến cho bảng xếp hạng ở những vị trí dẫn đầu trở nên vô cùng chật chội.

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X