Thứ Tư, 13/11/2024 Mới nhất
Zalo

Marseille vào tứ kết sau 19 năm: Và giờ, đến lượt Deschamps “học” đổ lệ

Thứ Năm 15/03/2012 13:15(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Con người cứng rắn ấy đã bật khóc. Didier Deschamps điềm tĩnh đến lạnh lùng ấy không khóc khi giương cao chức vô địch Champions League 19 năm về trước, cũng chẳng nhỏ một giọt lệ cho chức vô địch thế giới, nhưng không thể kìm nén nổi những cảm xúc mãnh liệt sau giây phút đội bóng của ông vượt qua Inter Milan thêm một lần nữa ở phút bù giờ.

Chiến thắng không phải là điều gì đó mới mẻ với Deschamps, một con người có bản năng chinh phục và rất sắt đá. 5 lần là nhà VĐQG. 2 lần vô địch Champions League với 2 đội khác nhau (Marseille rồi Juventus). Là nhà vô địch thế giới 1998 và vô địch châu Âu năm 2000 cùng đội tuyển Pháp. Là đội trưởng, thủ lĩnh, lá cờ đầu ở khắp nơi ông đặt chân đến. Là người đã đưa Monaco vào chung kết Champions League 2003 ở năm đầu tiên trong sự nghiệp huấn luyện, và chấm dứt cơn khát danh hiệu kéo dài 18 năm ở Marseille, cũng ở năm đầu tiên tại Velodrome. Nhưng ông chưa bao giờ đổ lệ trên vinh quang. Không một chiến quả nào làm được điều ấy, với một con người coi chiến thắng như hơi thở, và những kỳ tích là chuyện quá bình thường.Nhưng rạng sáng qua, ông đã khóc, dù chỉ là một phút giây mềm yếu thoáng qua và ngay sau đó nhường chỗ cho nụ cười chiến thắng. Vì một trận thua (mà thắng). Vì 90 phút có lẻ mà Marseille của ông chẳng thể hiện được quá nhiều điều, và phải viện đến rất nhiều may mắn mới có thể vượt qua được Inter Milan. Đội bóng Italia hẳn nhiên cảm thấy số phận thật nghiệt ngã với họ: Bàn thắng tiêu diệt Inter đến sau một tình huống phát bóng đơn giản của… thủ môn Mandanda. Mất không quá 2 chạm để định đoạt số phận của đội bóng đã chơi hay hơn và tạo ra không ít cơ hội ngon ăn, mà không tài nào dứt điểm thành công, và lưỡi tầm sét ở phút bù giờ thứ hai ấy đến từ một đối thủ đã im tiếng trong hơn 450 phút.

Didier Deschamps bật khóc

Nhưng Deschamps xứng đáng chiến thắng, không thể nghi ngờ điều đó. Bàn thắng tưởng như là một nụ cười của Chúa gửi cho Marseille ấy không hề là một sản phẩm đơn thuần của may mắn. Ở trận lượt đi, đội bóng thành phố cảng dứt điểm đối thủ ở phút bù giờ. Rạng sáng qua, Deschamps tung Brandao vào sân phút 88 thay Loic Remy, để rồi chỉ 4 phút sau, ở lần chạm bóng đầu tiên, tiền đạo người Brazil đã sút tung lưới Julio Cesar, cũng trong giờ chết. Thể hình và sức tì đè của anh đã có ích vào thời điểm các trung vệ của Inter đã mỏi mệt, như một cú đánh vào chiếc ly thủy tinh đã rạn vỡ sau hơn 90 phút va đập. Không ai biết liệu Deschamps có chủ đích làm điều ấy hay không, nhưng sự lạnh lùng và chuẩn xác trong những quyết định cuối cùng của ông, ở một trận đấu mà gió đã xoay chiều hẳn về phía Inter, xứng đáng được tưởng thưởng.

Phút giây rất “đời” của Deschamps

Phút giây ông ôm lấy Brandao và bật khóc cuối trận giống như một sự giải phóng cảm xúc đã dồn nén trong hơn 90 phút mà trái tim của Deschamps và 5 nghìn CĐV Marseille có mặt trên khán đài đã không ít lần ngừng đập trong khoảnh khắc. Nhưng khác với những CĐV được quyền khóc và cười theo những phút giây chết đi sống lại của Marseille, Deschamps luôn phải kiểm soát cảm xúc của ông, ngay cả khi khung thành Marseille đã mở toang trước mắt Sneijder (để rồi may sao, anh lại đá trúng người Mandanda), khi Milito bay người đánh ngực ở cự ly chỉ chừng 6 mét, khi lợi thế của đội bị san bằng khi thời lượng trận đấu mới đi qua 3/4 quãng đường, và khi Marseille gồng mình chống đỡ trong cơn thịnh nộ của đội bóng áo xanh đen thời điểm cuối trận.

Nhưng cuối cùng, người đàn ông ấy đã được quyền cởi bỏ sự lạnh lùng và trải qua một phút giây rất “con người”: Bật khóc vì quá hạnh phúc, điều chưa từng xảy ra trong quá khứ, khi đôi tay ấy phát mỏi vì nâng Cúp và những áp lực của vị trí thủ lĩnh luôn ép cho nước mắt chảy ngược vào trong. Một giây phút hiếm hoi mà con người của chiến thắng ấy đánh mất đi khả năng kiểm soát cảm xúc cực mạnh của mình, nhưng cũng là phút giây vô giá. Khi Deschamps của vinh quang và những phút giây lạnh lùng băng giá đã bật khóc, thì có nghĩa là con người đầy bản lĩnh ấy đã hiểu chiến thắng có giá trị đến nhường nào, và đó mới là thứ vũ khí đáng sợ nhất của Marseille vào thời điểm này, trên con đường thách thức lịch sử, trong những ký ức hào hùng của chiếc Cúp Champions League năm 1993.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

Xem thêm
top-arrow
X