- M.U đưa trung vệ tiềm năng của Bồ Đào Nha vào tầm ngắm
- Wayne Rooney tiết lộ lý do chọn M.U để đầu quân trong quá khứ
- Chris Smalling: "Martial là mẫu cầu thủ mà M.U đang thiếu"
(Xsbandinh.com) - Lò đào tạo trẻ của M.U từng được xem hàng đầu nước Anh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tư cách đó có vẻ cần được xem xét lại khi chất lượng ngày một đi xuống và hiện người ta cảm giác rằng họ đang trồng người hộ những đội khác.
Người hâm mộ Man United hẳn không quên nhóm cầu thủ có tên gọi “Những đứa trẻ của Busby
Thế hệ vàng năm 1992 của M.U vẫn nằm trong tim người hâm mộ |
Thế hệ vàng năm 1992 của M.U từng là nòng cốt của đội hình giành cú ăn 3 huyền thoại năm 1999 cho đến giờ cũng như mãi mãi về sau luôn được nhìn nhận như là những huyền thoại của CLB. Họ cũng giống như lứa Busby Babes xưa kia là biểu tượng cho truyền thống và bản sắc của Quỷ đỏ thành Manchester. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, đại gia đình M.U phải chấp nhận một sự thực rằng những lớp biểu tượng như vậy chẳng biết đến bao giờ mới lại xuất hiện.
Khoảng cách thời gian giữa “Những đứa trẻ của Busby” và “Những chú chim non của Fergie” có thể cách nhau nhiều thập kỷ nhưng triết lý thì xuyên suốt. Sir Busby có Bobby Charlton, Wilf McGuinness, John Doherty, Colin Webster… những người may mắn thoát chết ở thảm họa rơi máy bay tại Munich năm 1958 mà đã cướp đi sinh mạng của một loạt tài năng xuất chúng nhưng rồi Man Utd vẫn tái thiết thành công để rồi thâu tóm 2 chức vô địch QG và đặc biệt là chiếc cúp C1 danh giá đầu tiên về cho nước Anh. Sir Alex có Clayton Blackmore, Russell Beardsmore, Mark Robins, Lee Sharpe… ở cuối thập kỷ 80 rồi không lâu sau đó là lứa 92 thần thánh với anh em nhà Neville, David Beckham, Nicky Butt, Ryan Giggs và Paul Scholes.
Sẽ còn rất lâu nữa mới xuất hiện một Ryan Giggs mới trên sân cỏ |
Rõ ràng, những sao trẻ M.U "cây nhà lá vườn" thừa sức mang về vinh quang cho đội bóng Thậm chí ngay cả những người chỉ được xem là “diễn viên phụ” như Keith Gillespie và Terry Cooke vẫn có thể góp phần tạo nên bản sắc riêng biệt của đội bóng, thứ mà hiện giờ dần biến thành xa xỉ. Dẫu biết rằng trình độ của giải Ngoại hạng Anh bây giờ đã được nâng cao, các trận đấu đã thay đổi và những nền bóng đá khác cũng phát triển hơn song các CĐV vẫn có cảm giác nhơ nhớ những người được xem là “con đẻ” của M.U.
(Xsbandinh.com) - Anthony Martial không chỉ biết ghi bàn, anh còn biết kiến tạo giúp đồng đội lập công. Nhờ niềm cảm hứng mang tên tiền đạo người Pháp mà Rooney...
Những trận đấu ngày một bị cuốn vào dòng xoáy của thời đại kim tiền. Các CLB nói chung và M.U nói riêng sẵn sàng chi nhiều tiền để mua các ngôi sao và cánh cửa sân Old Trafford ngày một khép lại với những tài năng trẻ. Kể từ lứa 92 tới nay những “mầm non” xuất sắc thực sự do hệ thống đào tạo trẻ của M.U "đẻ ra" chiếm suất chính thức trong đội 1 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khi tại vị HLV Ferguson từng phản ứng gay gắt cách gã hàng xóm Manchester City làm bóng đá khi bội chi về phí chuyền nhượng cũng như tiền lương để lôi kéo nhân tài và tuyên bố M.U sẽ không bao giờ đi theo con đường này. Nhưng dần những lời nói này trở nên sáo rỗng bởi họ chính là đội phá kỷ lục giá chuyển nhượng tại nước Anh (57,9 triệu bảng cho Angel Di Maria) và là đội đầu tiên trả lương cầu thủ ở mức quá 300 nghìn bảng/ tuần (Wayne Rooney).
Đáng nói hơn là cách làm này như một tảng đá đè lên đà thăng tiến của các cầu thủ trẻ tại CLB. Những sản phẩm "made in M.U" như Danny Welbeck đã phải ra đi vì không còn chỗ đứng. Tuy nhiên, đáng nói hơn, thay vì đặt niềm tin vào lứa cầu thủ kế cận được chăm bẵm từ khi còn nhỏ, đội bóng lại dần dịch chuyển sang chiêu mộ những cầu thủ trẻ từ những nơi khác, đặc biệt kể từ khi Van Gaal lên nắm quyền. Lần lượt Luke Shaw, Daley Blind, Depay, Herrera và gần đây nhất là Martial cập bến Old Trafford với những mức giá đắt đỏ.
Anthony Martial là hiện thân của chính sách nhân sự hiện nay của Quỷ đỏ |
Trong khi một số gương mặt nổi bật từ lò đào tạo M.U hiện nay như James Wilson, Paddy McNair hay Andreas Pereira thi thoảng mới được cho ra còn HLV Louis Van Gaal cứ nằng nặc yêu cầu được bổ sung thêm những cầu thủ ông thích chứ không chịu tìm tòi, tận dụng nguồn lực sẵn có. Học viện của Quỷ đỏ ngày một ít được ngó ngàng hơn dẫn tới chất lượng cũng theo đó suy giảm. Một thông tin không thể bỏ qua: Trong một trận đấu gần đây, U14 M.U đã thảm bại 0-9 trước hàng xóm Man City.
Man City gần đây tập trung đầu tư mạnh cho công tác đào tạo trẻ mà việc họ cho khai trương trung tâm huấn luyện hiện đại bậc nhất thế giới là minh chứng rõ nét. Man United chắc chắn không ưa gì người hàng xóm ồn ào xong họ sẽ phải công nhận rằng bây giờ Old Trafford không còn là bến đỗ trong mơ với các tài năng trẻ. Đau đớn làm sao khi những cựu Quỷ đỏ như Andy Cole, Phil Neville, Robin van Persie… đều chọn giải pháp gửi con trai vào lò đào tạo của Man City. Ngay cả những người nhà của M.U cũng thiếu tự tin vào công tác trồng người của đội bóng thì thật khó để họ thu hút được những “thần đồng” mới. Không quá khi nói Quỷ đỏ của Van Gaal giờ đang đi ngược chiều với những HLV vĩ đại của CLB như Sir Busby hay Sir Alex. Chưa rõ M.U có thể đi đến thành công hay không nhưng con đường này chắc chắn sẽ không có bóng dáng của những người anh hùng được các CĐV của họ yêu mến đời đời như “Những đứa trẻ của Busby” và “Những chú chim non của Fergie”.
Mạnh Hùng