Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Khi Alejandro Garnacho bật chế độ “cứu thầy”

Chủ Nhật 20/10/2024 08:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Alejandro Garnacho vừa bật chế độ “cứu thầy” Erik ten Hag, khi ghi 1 bàn thắng và góp công lớn vào cuộc lội dòng nước ngược của Manchester United trước Brentford, trong khuôn khổ vòng 8 Premier League 2024/25.

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

man-utd-garnacho-1729353864-2327-1729353906
 

Trước khi trận đấu này diễn ra, huấn luyện viên Thomas Frank được đồn đoán là một trong những ứng cử viên ngồi vào ghế nóng tại Manchester United nếu Erik ten Hag nhận trát sa thải. Nhà cầm quân người Đan Mạch đã giúp một đội bóng nhỏ như Brentford trở thành một tập thể khó chịu, thiện chiến, và nhận được sự tán dương từ các đồng nghiệp lừng lẫy như Pep Guardiola hay Jurgen Klopp.

Thực tế, dù phải khách tại Old Trafford, song Brentford của Thomas Frank sẵn sàng ăn miếng trả miếng, và bất ngờ vượt lên dẫn bàn ở thời gian bù giờ của hiệp 1. Những bóng ma trong nhà hát lại lởn vởn hiện về với đoàn quân của Erik ten Hag, nhưng rồi, Manchester United đã lột xác, chơi một hiệp 2 quật khởi để đảo ngược thế cờ, và giành thắng lợi chung cuộc 2-1.

Alejandro Garnacho là một trong những điểm sáng đáng chú ý nhất phía “Quỷ đỏ” ở trận này. Chính Garnacho là người đã mang về bàn gỡ hòa 1-1 vào đầu hiệp 2, với cú đá một chạm bằng chân phải đầy tinh tế, sau đường chuyền có điểm rơi chuẩn chỉ đến từ Marcus Rashford. Pha lập công ấy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp đội nhà lấy lại tinh thần và thức tỉnh sau đó.

Khi Alejandro Garnacho bật chế độ “cứu thầy” 1
 

Trong sơ đồ 4-2-3-1 của Erik ten Hag, Alejandro Garnacho được xếp đá tiền vệ tấn công lệch trái, hợp cùng Bruno Fernandes và Marcus Rashford, tạo thành bộ ba hỗ trợ cho trung phong cắm Rasmus Hojlund.

Garnacho hoạt động rất xông xáo và mang tới nguồn năng lượng dồi dào nơi hành lang trái, với liên tục những pha rê bóng tốc độ và kỹ thuật, khoét vào vị trí của Sepp van den Berg. Anh không bám hẳn ở biên, ngược lại tích cực băng cắt vào trung lộ, sẵn sàng xâm nhập vòng cấm, và bàn thắng vào lưới Mark Flekken chính là điểm nhấn.

Không những vậy, khi đội nhà chuyển đổi trạng thái, cầu thủ mang áo số 17 rất hăng hái lùi về, hỗ trợ phòng thủ từ xa, góp phần làm giảm áp lực cho hậu phương. Garnacho phối hợp khá tốt cùng Lisandro Martinez, người đàn anh đồng hương Argentina và được xếp đá hậu vệ trái ở trận này. Cả hai đã hợp sức kiềm tỏa Mikkel Damsgaard - cầu thủ chạy cánh phải của Brentford, vốn giàu kỹ thuật và có khả năng tạo đột biến cao.

Ngoài bàn thắng nêu trên, trong 90 phút hiện diện trên sân (trước khi được thay thế bởi Noussair Mazraoui), Alejandro Garnacho chạm bóng 50 lần, tung ra 22/28 đường chuyền chính xác (tỉ lệ 79%), tạo 2 đường chuyền quyết định, 3/4 đường bóng dài đúng địa chỉ, 2/4 tình huống rê bóng thành công, thực hiện 2 lần đánh chặn, và 2 cú tắc bóng.

Khi Alejandro Garnacho bật chế độ “cứu thầy” 2
 

Điểm trừ của Alejandro Garnacho ở trận này là có nhiều tình huống dứt điểm nóng vội, thiếu lực hoặc không đủ độ hóc hiểm cần thiết. Tuy vậy, xét tổng thể, đây vẫn là màn trình diễn tích cực của cầu thủ 20 tuổi này, góp công lớn vào thắng lợi chung cuộc dành cho Manchester United.

Tính riêng tại Premier League, đây có thể xem là trận đấu hay nhất sau 8 vòng đã qua của Garnacho, với thời lượng gần 500 phút ra sân. Anh hiện ghi 2 bàn, có 1 kiến tạo, tung ra 15.4 đường chuyền chính xác (tỉ lệ 83%), và tạo 1.0 đường chuyền quyết định trong mỗi 90 phút. Mùa trước, Alejandro Garnacho đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể, khi ghi 7 bàn thắng, 4 kiến tạo, cùng nhiều chỉ số chuyên môn tích cực khác, sau 36 trận (30 lần đá chính).

Vấn đề của Alejandro Garnacho là anh cần phải cố gắng duy trì phong độ, và cải thiện hiệu quả dứt điểm. Ở vòng 1, trong trận gặp Fulham, cầu thủ này từng bỏ lỡ một cơ hội làm dậy sóng cộng đồng mạng, khi sút ra ngoài dù trước mặt là khung thành trống.

Dẫu sao, Alejandro Garnacho cũng chỉ mới 20 tuổi, và còn rất nhiều thời gian để phát triển, hoàn thiện bản thân. Nhưng việc phải chơi bóng giữa một tập thể nhiều bất ổn và đang bị cơn bão chấn thương hoành hành, hứa hẹn sẽ mang tới không ít thử thách cho chàng trai trẻ này.

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X