Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Juventus: Ferrara không phải là "anh hùng"

Thứ Tư 03/02/2010 14:25(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Từ chỗ được ca ngợi như là một trong những gương mặt HLV trẻ nổi bật nhất calcio, Ferrara đã trở thành một trong những kẻ thất cơ lỡ vận nổi tiếng nhất trong lịch sử Juve, không chỉ bởi cách anh đã cố bám lấy chiếc ghế đến tận trận đấu cuối cùng, mà còn ở việc trong những tháng ngày đã qua, anh không còn nhận được sự tôn trọng của bất cứ ai.

Cho đến tận ngày cuối cùng trên cương vị HLV trưởng Juve, trước trận gặp Inter ở Cúp Italia, anh vẫn một mực tuyên bố mình là “HLV Juve” và “chưa một ai nói với tôi rằng tôi không phải là như thế”. Phải, sự thật đúng là thế. Sở dĩ Ferrara còn tại vị tới lúc đó là vì BLĐ Juve đang tìm kiếm những người thay thế anh trong thời gian sớm nhất. Nhưng chính cái cách đưa ra những tuyên bố cứng cỏi như thế (anh từng so sánh mình với tay đấm bốc Rocky Balboa trong phim của Sylvester Stalone) khiến tất cả cảm thấy lố bịch, vì ai cũng biết đấy chỉ là những lời giả dối và số phận của Ferrara đã được định đoạt.

 


Những ngày tháng cuối cùng của Ferrara ở Juve không phải là cuộc chiến cứu Juve và chính anh, mà là cuộc chiến giữa anh với BLĐ Juve. Luật chơi rất rõ ràng: các ngài đã đặt tôi lên ghế HLV thì các ngài phải có trách nhiệm với tôi và những gì xảy ra không chỉ mình tôi có lỗi. Triết lí ấy đã theo suốt Ferrara trong chặng đường cuối với Juve và đẩy cả 2 phía vào một tình thế trớ trêu dở khóc dở cười chỉ để khiến thiên hạ chỉ trích họ hơn nữa, vì nó chỉ càng đẩy Juve chìm sâu hơn nữa trong khủng hoảng. Ferrara tiếp tục chờ đợi quyết định sa thải mình từ BLĐ và không việc gì phải vội vàng thúc đẩy điều ấy. Bởi nếu từ chức là mất tất cả: sĩ diện, tiền bạc (anh còn một năm HĐ, từ chức sẽ không được bồi thường) cho đến danh dự (nghĩa là tự nhận trách nhiệm Juve thảm bại là do mình). Tuy nhiên, sự câu giờ ấy đã lấy đi từ dư luận những sự thông cảm cuối cùng cho anh, những người từng cho rằng anh cũng chỉ là nạn nhân từ những sai lầm của Blanc và Secco.

Thời của những người Juve từ chức đã qua từ rất lâu. Và ngay cả trong thời điểm ấy, Juve cũng biết cách cư xử sao cho đội bóng không bị mang tiếng. Tháng 2/1999, sau 20 vòng đấu, với một thành tích còn tồi hơn cả mùa này, Lippi bảo: “Nếu tôi là vấn đề của đội, tôi sẽ đi”. Vấn đề ở chỗ, Lippi nói điều ấy khi ông đã đạt được thỏa thuận sẽ sang dẫn dắt Inter mùa bóng sau đó, và Juve cũng đã đạt được thỏa thuận với Ancelotti, nghĩa là việc Lippi tuyên bố ra đi đã được dàn xếp từ trước một cách êm thấm. Việc Lippi từ chức chỉ là cách hợp phức hóa quá trình thay đổi ban huấn luyện và bản thân Lippi đã được Moggi thuyết phục rời khỏi con tàu đắm để giữ thể diện cho Juve, có tiếng là không sa thải HLV.

Nhưng đấy là thời của những ông chủ thận trọng, với phong cách làm việc cổ điển, khôn ngoan và quý tộc của dòng họ Agnelli. Còn bây giờ, trong khi người ta chờ đợi BLĐ tìm kiếm những giải pháp nhanh chóng và khôn ngoan để giải quyết vấn đề, thì những con người ấy đã phơi bày vô số những khiếm khuyết của thời hậu Agnelli. Những người cháu của Umberto và Gianni Agnelli còn quá trẻ. BLĐ Juve mà họ bổ nhiệm còn quá thiếu kinh nghiệm nhưng có thừa sự non kém trong cách ứng xử và làm bóng đá. Để rồi trong khi Juventus cần phải trải qua những cú sốc lớn nhằm tỉnh cơn mê dài, thì những người lãnh đạo ấy lúng túng hoàn toàn trong cách đối phó với khủng hoảng, và điều đó tạo cơ hội cho Ferrara không chỉ giữ chiếc ghế của mình lâu thêm nữa, mà còn biến những cuộc họp báo của mình thành những show diễn để bảo vệ danh dự.

Mourinho đã gọi Ferrara là một người anh hùng và ông tôn trọng anh. Nhưng tuyên bố ấy bao hàm một sự mỉa mai với cả Ferrara lẫn BLĐ Juve: nếu Ferrara dũng cảm hơn nữa, anh đã từ chức, thay vì bám khư khư lấy chiếc ghế. Và nếu bộ đôi Blanc - Secco là những người hiểu nhiều về bóng đá, họ đã không bổ nhiệm Ferrara làm HLV Juve đầu mùa này!

Khuôn mặt sầu thảm của Juve-Ferrara

Ngay cả một HLV được đánh giá là kém nhất trong lịch sử Juve như Maifredi (mùa 1990-91) cũng đã được an ủi: Juve-Ferrara còn tệ hơn cả đội bóng của ông ta cách đây 20 năm. Mùa bóng 2009-10 chắc chắn sẽ không dễ bị lãng quên nhanh chóng. Không phải vì những nỗi buồn ghê gớm dành riêng cho các tifosi Juve mà còn vì cả những niềm vui lớn lao mà Juve đem đến cho những đội bóng khác. Chẳng hạn: Juve Ferrara “giúp” Catania đánh bại họ lần đầu sau 46 năm (2-1), giúp Napoli làm nhục chính mình trên sân nhà lần đầu tiên sau 21 năm và Roma hạ họ lần đầu sau 9 năm.

Không phải ai cũng là Pep Guardiola

Ciro Ferrara (42 tuổi) từng là biểu tượng cho làn sóng HLV trẻ tại Italia trong những năm qua, thay thế cho dàn HLV lão làng đã và sắp về vườn như Nevio Scala hay Carlo Mazzone. Nhưng giờ, không chỉ Ferrara mà những người trẻ khác cũng đang gây thất vọng. Bởi không phải ai cũng là Pep Guardiola.

- Antonio Conte (40): Cựu thủ quân của Juve được nhắm cho chiếc ghế HLV trưởng của Lão phu nhân trước cả Ferrara sau khi giúp Bari giành chức vô địch Serie B mùa 2008-09. Sau khi Juve bổ nhiệm Ferrara, Conte nhảy sang Atalanta, nhưng đã phải từ chức ngay sau vòng đầu tiên của năm 2010 sau thất bại trước Napoli, khiến các CĐV nhà nổi giận. Khi đó, Atalanta xếp thứ 2 từ dưới lên.

- Pierluigi Casiraghi (40 tuổi): Cựu tiền đạo này đã được ngợi ca khi cùng U21 Italia lọt vào tứ kết Olympic Bắc Kinh 2008, rồi giành hạng Ba Ba giải U21 châu Âu 2009. Nhưng giờ, Azurrini lại đang gặp khó khăn ở vòng loại U21 châu Âu 2011, đồng nghĩa với việc có nguy cơ không được dự Olympic London 2012. Đã xuất hiện những tin đồn cựu thủ môn Angelo Peruzzi sẽ lên thay Casiraghi.

- Gianfranco Zola (43): Cựu tiền đạo của Chelsea bắt đầu sự nghiệp huấn luyện bằng vai trò trợ lý cho Casiraghi ở đội U21, rồi sau đó nhảy sang dẫn dắt West Ham vào đầu mùa trước và lập tức có được thành công khi giúp đội bóng này trụ hạng thành công. Nhưng mùa này, West Ham đang ở tình thế vô cùng nguy ngập và hiện chỉ cách nhóm rớt hạng có... 1 điểm.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X