Thứ Tư, 13/11/2024 Mới nhất
Zalo

Hàng công Brazil nổ súng giòn giã: Khi con quái vật thức tỉnh

Thứ Sáu 15/07/2011 14:06(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

“Con quái vật” ở đây không phải Pato, tỏa sáng với một cú đúp, hay Neymar, người còn làm được nhiều hơn thế ở trận này (ngoài cú đúp, anh còn có một pha sút xa, bóng bật ra và Pato ghi bàn), mà chính là cách mà người Brazil phối hợp để ghi bàn. Pato lẫn Neymar chỉ là công đoạn cuối cùng trong hệ thống tấn công rất mạch lạc và hợp lý của Brazil ở trận này.

Tác giả của 4 bàn thắng cho Brazil chỉ là hai người, nhưng các phương pháp mà họ sử dụng để xé toang hàng thủ đối phương ở trận này thì nhiều gấp đôi gấp ba. Brazil đã chọc thủng lưới Ecuador từ một quả tạt bên cánh trái (bàn thứ nhất), một tình huống đánh vỗ mặt trung lộ và len lỏi vào vòng cấm bằng những đường chuyền tinh xảo (bàn thứ hai), một quả sút xa bóng bật ra sau pha phối hợp kéo giãn khoảng trống trước cấm địa (bàn thứ ba), và một pha băng xuống sát biên ngang và căng ngang của hậu vệ cánh (bàn thứ 4).

Pato đánh đầu ghi bàn đầu tiên, khi nhân sự tấn công của Brazil chỉ có chừng 3 cầu thủ. Neymar ghi bàn thứ hai, khi Brazil sử dụng đến 6-7 người cho một pha đột kích vào trung lộ (tính tất cả các vai trò chạy chỗ thu hút, chuyền bóng, và ghi bàn). Tương tự là bàn thứ ba, khi Pato đá bồi sau quả sút xa của Neymar, thì “nhân lực” được huy động cũng lên đến 6 người, và pha đập nhả cực nhanh trước vòng cấm của họ đã tạo ra khoảng trống thuận lợi cho Neymar. Đến bàn thứ 4, thì lại dường như là “chuyện riêng” của Maicon (căng ngang) và Neymar (đệm bóng).

Neymar và Pato "phối kết hợp" làm nên chiến thắng cho Brazil

Kết luận ở đây là Brazil có thể chọc thủng lưới bạn bằng mọi cách, từ mọi hướng, và với nhân lực đông hay ít, thì hiệu quả của họ cũng không suy giảm, nếu chiếu theo sự thay đổi tùy diễn biến trận đấu.

Bài học cho Neymar

Neymar và Pato được lợi rất nhiều khi tham gia tích cực vào hệ thống tấn công ấy, và điều giúp họ thành công ở trận này chính là sự thay đổi về ý thức chơi bóng (hay gọi là “ý thức làm việc” cũng được) so với hai lượt trận đầu. Không cầm bóng quá nhiều, không ích kỷ và xử lý theo thói quen, cả hai tích cực di chuyển không bóng, và phán đoán tình huống nhiều hơn. Nói cách khác, họ chủ động hòa nhập vào lối chơi tấn công, hơn là đá theo ý thích cá nhân, điều đã đẩy họ vào thế bị động khi tham gia vào các tình huống phối hợp như hai trận trước, sự bị động đã khiến họ tỏ ra rất lóng ngóng khi bóng đến chân, dù đang sở hữu những đôi chân “ngoan” bậc nhất thế giới hiện nay.

Hệ quả là cách mà Pato và Neymar sử dụng tốc độ và kỹ thuật vượt trội của họ ở trận gặp Ecuador hoàn toàn khác biệt so với những gì mà họ đã từng làm, như khi chơi bóng ở Brazil (đặc biệt là Neymar): Không phải là những cú nước rút qua 3-4 cầu thủ phòng ngự đối phương rồi ghi bàn, mà là những tình huống đọc trận đấu chính xác, di chuyển hợp lý rồi dứt điểm sắc gọn ở cự ly gần. Một cách chơi hết sức hiện đại, và hiệu quả đến ngay tức thì.

Đó là một bài học lớn đặc biệt dành riêng cho Neymar, người chưa hề bước ra khỏi biên giới Brazil, nhưng đã được tung hô và đối xử hệt như một thiên tài có thể một mình thay đổi thế giới bóng đá. Khi mà bóng đá hiện đại là kỷ nguyên tôn vinh lối chơi tập thể (Tiqui-taca của người TBN là đỉnh cao của lối chơi tập thể), thì cách suy nghĩ, hành động cá nhân và hoàn toàn theo bản năng như thế của Neymar là một sai lầm lớn đối với sự nghiệp còn non trẻ của anh.

Nhưng sự thay đổi ở trận gặp Ecuador là một bước ngoặt đối với bản thân Neymar ở giải đấu lớn đầu tiên trong sự nghiệp (dù anh, với bản tính cứng đầu thường thấy, có muốn thừa nhận nó hay không). Học cách hòa mình vào tập thể là một cách đánh thức những khả năng khác còn chưa được khai phá trong bản thân. Khi Neymar, và cả các cầu thủ Brazil khác, nhận ra điều đó, thì con quái vật đang ngủ say trong Brazil mới thực sự được đánh thức. Vấn đề của các cầu thủ Brazil chưa bao giờ là tài năng của các cá nhân…

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Rodri: “Quả bóng Vàng không làm thay đổi con người tôi”

Gặp chấn thương phải nghỉ thi đấu dài hạn, Rodri, chủ nhân của Quả bóng Vàng 2024, đã mời tạp chí France Football đến nhà riêng ở Madrid để chia sẻ những cảm xúc của anh về buổi lễ trao giải Ballon d’Or, những lời khen mà anh nhận được và về giải thưởng mà một cá nhân chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hiếm hoi lắm mới nhận được.

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Philipp Lahm: Từ phút ngắn ngủi tại Olympiastadion đến huyền thoại bóng đá Đức

Là cựu đội trưởng của cả Bayern Munich và đội tuyển Đức, Philipp Lahm có thể nói đã có một sự nghiệp thi đấu vô cùng thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được trở về với những kỷ niệm để tôn vinh nhà vô địch Champions League, World Cup và đã tham gia sâu vào kế hoạch tổ chức UEFA Euro 2024 của Đức.

Xem thêm
top-arrow
X