Thứ Hai, 14/04/2025
Zalo

Góc nhìn từ thảm bại của Inter Milan: Ở trọ ngôi vương

Thứ Năm 04/11/2010 08:36(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Có thể, vương triều Inter lừng lẫy được Jose Mourinho xây dựng trong 2 năm chưa thể bị đánh đổ ngay ở vòng đấu bảng Champions League 2010/11. Nhưng nếu nhờ danh hiệu vô địch mùa trước của Inter mà nói Serie A đã trở lại thời hoàng kim thì e đó chỉ là câu chuyện viển vông.

1. Vẫn biết rằng mang trên mình tước hiệu nhà vô địch, Inter sẽ trở nên ít bạn và nhiều thù hơn. Vẫn biết rằng Champions League mùa này, tất cả sẽ coi Inter là kẻ cần phải đánh bại. Nhưng nếu như cỗ máy Nerazzurri chẳng có nhiều đổi thay về con người vẫn được vận hành tốt như ngày Mourinho còn dẫn dắt, hẳn ước muốn của những kẻ thách thức chẳng bao giờ dễ thực hiện.

Hai tuần trước tại Giuseppe Meazza, bóng dáng nhà vô địch đã phần nào được tái hiện trên cơ thể của Inter thời Benitez. Nhưng rồi sự thật sớm bị phơi bày, khi sự thăng hoa ban đầu không giữ được cho đến hết trận. Inter suýt phải trả giá đắt ngay từ lúc ấy. Và người ta đã thực sự lo khi họ ghé thăm White Hart Lane. Rốt cục, câu trả lời đã có. Inter bị vùi dập bởi một… tân binh của Champions League.

Bóng dáng nhà vô địch giờ đây đã quá nhạt nhoà

Đừng trách Benitez! Rồi thì ai cũng sẽ như ông thôi nếu người ta còn có chút sĩ diện của một HLV từng giành Champions League. Chỉ có điều, mộng đổi thay của cựu HLV Liverpool đang thật khó được chấp nhận ở một đội bóng mà sức sống đã được gắn với Người đặc biệt. Hậu Mourinho, bản chất yếu đuối ngày nào của Inter lại hiện về. Cảm giác như Inter đang chỉ là kẻ ở trọ ngôi vương!

2. Inter thua đau, họ bị chính kẻ lần đầu dự Champions League lấy mất ngôi đầu bảng. Nhưng với 7 điểm đã có và phía trước còn 2 trận, cơ hội đi tiếp của thày trò Benitez vẫn sáng sủa.

Champions League 2010/11 không Juve. Bóng đá Italia đang phải ngóng trông vào Inter, Milan và Roma. Thú thực, họ cũng chính là những đại diện ưu tú nhất của Serie A ở thời điểm này. Nhưng hiện không có một ai hiện nay dẫn đầu bảng đấu của họ. Inter đã mất ngôi. Milan từng bị Real của Mourinho hủy diệt và bỏ lại khá xa. Còn Roma, hãy quên họ đi. Với 3 điểm và đứng cuối BXH, địa ngục đang đón chờ Totti và đồng đội.

Chợt thấy, trên các vị trí của các bảng Champions League mùa này, Đức vẫn có một Bayern Munich dẫn đầu. Pháp ghi dấu ấn bằng vị thế của Lyon dù vừa qua, họ đã thảm bại trước Benfica. Nếu lấy vị trí trên các BXH ra để đánh giá về thực lực và cơ hội, rõ ràng Serie A đang lép vế so với nhóm các nước có nền bóng đá phát triển của châu Âu. Đã có lúc, đó là sự lạ. Nhưng bây giờ, kể cả sau khi Inter đã đăng quang, cũng chẳng mấy ai cảm thấy bất ngờ nữa.

3. Hè 2009 và 2010 chứng kiến xu thế tháo chạy ồ ạt khỏi Premiership, đồng thời đổ về những nơi người ta cho sẽ là thiên đường như La Liga. Nhưng rồi La Liga tụt dốc. Giờ đến lược Serie A. Nếu Inter quỵ ngã, liệu Milan hay Roma có đủ sức thay họ bảo vệ ngôi vương?

Đó là một câu hỏi quá khó để trả lời. Bởi bây giờ, các đại diện của Serie A còn phải lo đến cuộc chiến vòng bảng. Chứ đâu được như Premiership, khi có đến 99% khả năng tất cả sẽ ung dung bước tiếp, thậm chí trên cương vị đội đứng đầu bảng.

Ít nhất sau lượt trận thứ tư, cả 4 đại diện Premiership đều đã xác lập vị thế kẻ dẫn đường. Với M.U, Chelsea hay Arsenal thì chẳng lạ. Còn Tottenham, sự xuất hiện ấn tượng của họ giúp nỗi nhớ Liverpool của Champions League được vơi đi. Cảm giác như, “con chị nó đi, con dì nó lớn”. Thời của Premiership chưa qua. Vòng bảng này, bóng đá Anh vẫn đang lũng đoạn…

Con số:

0: Tròn 4 năm kể từ tháng 11/2006 (thua Celtic 0-1), M.U không thua bất kỳ một trận sân khách nào thuộc vòng bảng Champions League. Và với thất bại 0-3 trước M.U, Bursaspor là đội duy nhất cho đến thời điểm này của vòng bảng Champions League 2010/11 chưa ghi nổi một bàn thắng nào.
3: Tottenham là đội bóng đầu tiên trong lịch sử ghi tới 3 bàn vào lưới Inter Milan trong cả 2 trận đi-về thuộc các Cúp châu Âu. Thành tích của Tottenham cũng tạo ra cú đấm lịch sử cho Inter, khi đây mới là lần thứ 2 trong lịch sử Champions League, Inter để lọt lưới tới 5 bàn liên tiếp (3 bàn cuối trận lượt đi và 2 bàn đầu lượt về) mà không ghi được bàn nào.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Pro Tam tấu Raphinha - Lewandowski - Yamal: Cỗ máy phản công bá đạo của Barcelona

Tam tấu Raphinha - Lewandowski - Yamal: Cỗ máy phản công bá đạo của Barcelona

Pro Tam tấu Raphinha - Lewandowski - Yamal: Cỗ máy phản công bá đạo của Barcelona

Bao lâu nay Barcelona luôn được xem là một CLB tôn sùng lối chơi kiểm soát bóng, tìm cách “hạ s.át” đối thủ bằng hàng nghìn đường chuyền, tuy nhiên lần gần nhất họ giành được vé vào chơi ở vòng bán kết Champions League cách đây 6 năm lại chủ yếu là nhờ một phong cách “xù xì”, thực dụng hơn, được điểm xuyến bằng những khoảnh khắc thiên tài của Lionel Messi trong các trận đấu thuộc giai đoạn knock-out. 

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Không giống như quyết định áp thuế quan với các nước rồi lại tạm ngưng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc Kevin De Bruyne rời Man City rất khó đảo ngược. Vì thế, với Man Xanh lúc này, điều nên làm là sớm tìm người thay thế nhạc trưởng của mình. Và Morgan Gibbs-White đang nổi lên như một ứng viên sáng giá.

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Hôm thứ Tư, Robert Lewandowski, Raphinha và Lamine Yamal đã trình diễn một màn tấn công thượng hạng trong chiến thắng 4-0 của Barcelona trước Borussia Dortmund. Kỹ thuật, tốc độ và sự lạnh lùng trong dứt điểm của họ khiến người ta liên tưởng tới những bộ ba xuất sắc nhất từng tung hoành tại châu Âu trong kỷ nguyên hiện đại.

Xem thêm
top-arrow
X