Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Dư âm trận bán kết đầu tiên World Cup 2014: Đức quá hay, Brazil quá dở

Thứ Tư 09/07/2014 08:23(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Quá nhiều điều đáng bàn sau thất bại “điên rồ” của Brazil trước ĐT Đức. Nhưng trên cả hệ thống chiến thuật hợp lý cũng như sự ăn ý nhịp nhàng của đại diện châu Âu, chính các đôi chân áo vàng-xanh đã tự làm hại họ trước.

Scolari khiến Brazil bị rối loạn

Ai cũng có thể đoán trước hàng thủ Brazil sẽ chơi tệ đến thế nào trong một ngày không có Thiago Silva, và nhất là khi người đóng thế anh cả trong tư cách thủ lĩnh hàng phòng ngự lẫn thủ lĩnh tinh thần toàn đội lại là David Luiz. Tân binh của PSG đã chơi như thể mình là một tiền vệ phòng ngự, thậm chí là tiền vệ... tấn công, anh truy cản hời hợt như thể đằng sau mình vẫn còn một lớp hậu vệ khác bọc lót vậy.

Bản đồ nhiệt của David Luiz cho thấy anh chơi như một tiền vệ phòng ngự
Bản đồ nhiệt của David Luiz cho thấy anh chơi như một tiền vệ phòng ngự

Phía trên Luiz, Fernandinho, người được Luiz Felipe Scolari lựa chọn từ đầu đá cặp với Luiz Gustavo cũng chẳng hề khá hơn. Không rõ ràng giữa phòng ngự và tấn công, vai trò của tiền vệ Man City là quá mờ nhạt. 1 cú tắc bóng không thành công, 1 lần truy cản đối phương, 1 pha cứu bóng trong vòng cấm, tỉ lệ chuyền bóng thành công cực thấp (76%), đó là tất cả những gì Fernandinho để lại sau 45 phút hiện diện trên sân.

Marcelo, một hậu vệ cánh trái, cũng là “địa chỉ” tuyệt vời cho các pha tấn công của Đức vì quá ham dâng cao như thể một tiền vệ. Sự thiếu hiệu quả của Bernard trong ngày phải “đóng thế” ngôi sao Neymar cũng là một phần nguyên nhân khiến hậu vệ Real Madrid phải tham gia hỗ trợ tấn công nhiều hơn, trong khi Fernandinho lại không có sự bọc lót phù hợp.

Có thể nói, lỗi lớn chính là ở cách chỉ đạo của Scolari. Ông đã đòi hỏi các học trò tích cực di chuyển, hoán đổi vị trí, nhưng sự thiếu ăn ý cộng với tốc độ quá nhanh của người Đức đã khiến lối chơi tưởng chừng rất biến hóa ấy thành thảm họa. Từng cầu thủ Brazil đôi lúc rơi vào trạng thái mất định hướng, chẳng biết đâu mới đúng là khoảng không mình đảm nhiệm. Hulk, vốn thi đấu rất hay khi chỉ phải tập trung vào cánh phải ở trận gặp Chile, đã hoàn toàn mờ nhạt là vì thế.

Đức đang thành công nhờ tiqui-taca cách tân

Một lối đá nhuần nhuyễn, ăn ý, tập trung nhiều vào những pha phối hợp nhỏ đúng chất tiqui-taca đã được người Đức thi triển trước Brazil, và chính lối chơi ấy đã đưa họ tiến tới vòng bán kết. Điểm khác biệt là những miếng đánh của các học trò Joachim Loew trực diện, hướng nhiều tới tính hiệu quả hơn so với Barca hay ĐT Tây Ban Nha trước đây. Đã thế, đại diện châu Âu còn có một vũ khí vô cùng lợi hại mà ít ai bì kịp với họ tại World Cup năm nay: những pha bóng cố định. Bàn mở tỉ số của Thomas Mueller ngay phút thứ 11 đã là lần thứ 3 ĐT Đức tận dụng thành công các quả phạt góc, cùng với đó là 1 quả đá phạt và 1 penalty. Theo tiết lộ của trung vệ Mats Hummels, người đã 2 lần lập công bằng đầu từ các quả phạt góc, thầy trò Loew đang dành rất nhiều thời gian luyện tập các tình huống cố định, và hiệu quả đem lại thực sự ấn tượng.

Toni Kroos đang trải qua kỳ World Cup vô cùng nổi bật
Toni Kroos đang trải qua kỳ World Cup vô cùng nổi bật

Điểm tối Oezil, điểm sáng Kroos

Như những trận đấu đã qua tại World Cup, Mesut Oezil tiếp tục gây thất vọng dù đã nỗ lực di chuyển tích cực hơn. Tiền vệ Arsenal cũng đã có 1 đường kiến tạo thành bàn cho Sami Khedira lập công, nhưng người ta sẽ nhắc tới anh nhiều hơn với pha bỏ lỡ cơ hội ở cuối hiệp hai khi trước mặt chỉ còn là thủ thành Julio Cesar. Ngoài đó ra, tỉ lệ chuyền bóng thành công của Oezil khá thấp so với mặt bằng chung của ĐT Đức, 87%, thực hiện 2 cú sút đều đi không trúng đích. Không phải ngẫu nhiên mà mọi tờ báo lớn đều chấm điểm Oezil thấp nhất bên phía “Cỗ xe tăng”.

Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh của chàng tiền vệ gốc Thổ là màn tỏa sáng của Toni Kroos, ngôi sao đang có một tương lai bất định dù vẫn thuộc biên chế Bayern Munich. Anh góp mặt tại mọi điểm nóng trên sân, tham gia vào cả tấn công lẫn phòng ngự giống như một tiền vệ con thoi, và quan trọng hơn, thi đấu cực kỳ hiệu quả. Điều đó thể hiện ở 2 bàn thắng sau đúng 2 cú dứt điểm, 1 pha kiến tạo (cho Mueller mở tỉ số), và cả 2/3 cú tắc bóng thành công.



Theo Bongdaplus.vn
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X