Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

ĐT Đức: Trên nẻo đường thách thức TBN

Chủ Nhật 09/10/2011 14:56(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chiến thắng thứ 9 liên tiếp khẳng định rằng sức mạnh khủng khiếp của đội tuyển Đức đang phủ nhân mọi ranh giới. Phủ nhận bất lợi khi phải chơi sân khách, thậm chí là một trong những sân khách nóng bỏng nhất của châu Âu. Phủ nhận sự chênh lệch về quyết tâm thực tế giữa hai đội (Đức đã vượt qua vòng loại, còn Thổ Nhĩ Kỳ khát điểm vì phải cạnh tranh với Bỉ suất play-off), và phủ nhận luôn cả tính ổn định cần có về nhân sự, với 4 vị trí thay đổi so với trận hòa Ba Lan 2-2.

Trận thua Đức là thất bại đầu tiên của TNK trên sân nhà sau 7 tháng (kể từ trận thua Phần Lan vào tháng Ba năm nay), và nếu chỉ tính các trận đấu trong khuôn khổ các giải quốc tế chính thức, kể cả vòng loại, thì thất bại gần nhất trên sân nhà của TNK diễn ra cách đây 2 năm rưỡi, trước Tây Ban Nha (1-2, vào ngày 1/4/2009) ở vòng loại World Cup 2010. Chính HLV Joachim Loew của đội tuyển Đức cũng đã xác nhận về sự cuồng nhiệt của các khán giả Thổ Nhĩ Kỳ, với góc nhìn của một người đã từng hành nghề ở đây: “Người Thổ luôn làm tất cả những gì có thể để ủng hộ đội nhà, bằng tất cả những gì họ có, và giống như cầu thủ thứ 12 vậy”.

"Xe tăng" Đức thẳng tiến

Sức ép ấy đã phát huy tác dụng, khiến đội Đức phải lao đao và khá rối loạn trước khi mở được tỉ số (đáng ra, TNK đã có thể dẫn 1-0, nếu thủ môn Manuel Neuer không chiến thắng Hamit Altintop trong tình huống đối mặt phút thứ 5), nhưng rốt cục, bóng đá lại là “cuộc chơi của 22 cầu thủ và một quả bóng, nhưng cuối cùng, người Đức luôn thắng” (lời Gary Lineker). Thay vì những tình huống bóng ngắn và bật nhả phức tạp thường thấy, chỉ bằng 2 pha phát động tấn công bằng bóng dài, Đức đã tổ chức những đợt công phá chớp nhoáng trước cấm địa, và thành công cả hai lần. Hiệu quả rất đáng sợ ấy chứng tỏ rằng đó là một miếng đánh được chuẩn bị kỹ càng, để đối phó với TNK trên sân khách.

Đức chỉ còn sợ TBN?

TNK, sau khi bị dẫn tới 2 bàn theo cùng một kịch bản, giống như một con mãnh thú bị thương, và con mãnh thú ấy càng vùng vẫy hơn khi biết tin rằng Bỉ đã dẫn Kazakhstan tới 3-0 vào cùng thời điểm, thậm chí còn được chơi hơn người. Nhưng bất chấp những nỗ lực ấy, TNK thậm chí còn phạm sai lầm trong tình huống mà người Đức ấn định chiến thắng 3-1 (Mueller bị phạm lỗi trong vòng cấm, và Bastian Schweinsteiger đá thành công quả penalty). HLV Guus Hiddink, một bậc thầy về khả năng kiểm soát và ứng biến trong trận, đã thực hiện những thay đổi người ngay từ đầu hiệp hai, nhưng tất cả những nỗ lực xoay chuyển tình thế ấy của ông chỉ đẩy người TNK lún sâu thêm vào sai lầm.

Hệ thống thi đấu của đội Đức vẫn tỏ ra quá vững vàng và đặc biệt hiệu quả trong những cú đấm quyết định, dù nó liên tục bị xáo trộn trong thời gian qua, bởi các lý do khách quan và cả vì ý đồ thử nghiệm của HLV Loew. Ở trận này, thì các vị trí then chốt đều bị thay đổi, so với trận giao hữu gặp Ba Lan: Boateng đá hậu vệ phải thay Westermann, Khedira thay Toni Kroos, người đã chơi cặp với Schweinsteiger ở giữa sân trong 3 trận gần nhất cho ĐT Đức, Mario Goetze thay Mesut Oezil đá sau tiền đạo duy nhất Mario Gomez, cầu thủ được sử dụng thay Miroslav Klose; nhưng đội Đức vẫn chơi rất kỷ luật và bản lĩnh. Tất nhiên là phải kể đến yếu tố tâm lý thoải mái do đã hoàn thành mục tiêu vượt qua vòng loại, nhưng với tuyên bố sắt đá của ông Loew về mục tiêu dành 10 trận toàn thắng, quyết tâm của TNK và áp lực tại Istanbul, không thể nói rằng Đức không chịu sức ép ở trận này, thậm chí là sức ép rất lớn.

Nhưng giành chiến thắng thuyết phục trong một điều kiện như thế cho thấy rằng lối chơi của đội Đức đã hoàn thiện đến thế nào thời gian qua, và có lẽ hệ thống mà ông Loew và các cầu thủ có trong tay ông đã xây dựng cho đến thời điểm này thậm chí có thể sánh ngang với Tiqui-taca của TBN. Thực tế là trong 3 năm qua, cũng chỉ có TBN là đủ sức đánh bại Đức ở những trận đấu quan trọng, và những chiến thắng của họ có thể được lý giải rằng ngoài một hệ thống lối chơi được tổ chức còn ưu việt hơn, người TBN còn có một dàn cầu thủ xuất sắc hơn hẳn, tính trên phương diện cá nhân.

Nhưng những gì diễn ra trong trận gặp Thổ cho thấy người Đức đang không ngừng cải tiến vế lối chơi, và tỏ ra nguy hiểm hơn rất nhiều (bây giờ, họ có thể chiến thắng trong những điều kiện khá ngặt nghèo, và ngay cả khi không đá theo cách quen thuộc). Không loại trừ khả năng sự tiến bộ về mặt hệ thống ấy sẽ khỏa lấp được những thua thiệt về mặt con người, và đó là cách ưu việt nhất để thách thức TBN, ở kỳ EURO năm sau.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X