Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Đội tuyển Anh: Sống lại ký ức "mùa hè vàng" 1966

Thứ Sáu 22/06/2012 17:41(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đội tuyển Anh dưới sự dẫn dắt của HLV Roy Hodgson đang trải qua những ngày tháng tươi đẹp tại Euro 2012, hơn thế nữa, những màn trình diễn của “tam sư” đang làm sống lại những ký ức về mùa hè vàng 1966 với sơ đồ ‘the wingless wonders’ huyền thoại.

Vào thời điểm hiện tại, đội tuyển Anh đang được xây dựng trên một nền tảng phòng ngự vững chắc đó là điều dễ thấy nhưng sẽ sai lầm nếu nhận định rằng Roy Hodgson đang cố học theo mô hình thành công của Chelsea ở mùa giải vừa qua tại Champions League. Vẫn là sự lì lợm đã thấy ở The Blues nhưng đó là tất cả những gì tương đồng giữa hai đội.

Sau giai đoạn vòng bảng với những trận đấu vô cùng khó khăn trước những đối thủ sừng sỏ, nổi bật lên trong màn trình diễn của “tam sư” là sự nhiệt huyết, chiến lược rõ ràng cùng việc chuẩn bị kỹ lưỡng về các mảng miếng chiến thuật. Tất cả đều mang dáng dấp hay làm sống lại những ký ức của đoàn quân Alf Ramsey huyền thoại năm 1966.

Sự tự tin và kỳ vọng thái quá của người hâm mộ là một trong những nguyên nhân khiến ĐT Anh luôn thất bại ở các giải đấu lớn
ĐT Anh đã sẵn sàng làm nên lịch sử

Khi “tam sư” giành chiến thắng với tỉ số tối thiểu trước đội chủ nhà Ukraine tại Donetsk để tiến vào tứ kết gặp Italia, tất cả đều nhận thấy những con người đầy quả cảm của đội tuyển Anh trước sức ép rất lớn mà đối phương tạo ra. Tất cả được thể hiện không thể chân thực hơn qua Scott Parker.

Tiền vệ 31 tuổi đang khoác áo Tottenham Hotspurs chứng minh rằng anh không chỉ dám lăn xả cả thân mình mà còn lao hẳn đầu mình vào trái bóng trong chân đối phương ở một tình huống đã trượt chân ngã. Hình ảnh của Parker khiến nhiều người liên tưởng đến tiền vệ phòng ngự khét tiếng Nobby Stiles, “cầu thủ sún răng” với lối chơi lì lợm từng bắt chết Eusebio tại World Cup 1966 của đội tuyển Anh.

Tuy nhiên công việc thầm lặng và hi sinh của Scott Parker trong vai trò tiền vệ phòng ngự chỉ mới là một trong nhiều sự tương đồng giữa đội tuyển Anh vào thời điểm hiện tại và đội tuyển Anh của quá khứ đã từng quật ngã Tây Đức với tỉ số 4-2 sau 120 phút thi đấu trên thành địa Wembley trong trận chung kết World Cup 1966.

Từ con người cho đến lối chơi, có những sự tương đồng đến khó tin giữa “tam sư” của nửa thế kỷ trước và thời điểm hiện tại. Đoàn quân của Sir Alf Ramsey trở thành nhà vô địch thế giới có công không nhỏ của Gordon Banks, thủ thành vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh và là điểm tựa cho toàn đội vào thời điểm đó. Còn hiện tại, Roy Hodgson cũng đang sở hữu một Joe Hart đầy tài năng và bản lĩnh.

Ở vị trí trung tâm hàng phòng ngự, gần nửa thế kỷ trước Ramsey sở hữu một trung vệ kiệt xuất với khả năng đọc tình huống nhạy bén, những cú tắc bóng chính xác, đội trưởng Bobby Moore. Hiện tại, Hodgson cũng sở hữu một cái tên có thể chưa đạt đến tầm cỡ như vậy nhưng cũng rất đáng tin cậy, đó là trung vệ John Terry.

Năm 1966, đội tuyển Anh có sự hiện diện của hậu vệ cánh trái được đánh giá là xuất sắc nhất vào thời điểm bấy giờ là Ray Wilson, và sau đó ông đi đến đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của mình, còn bây giờ Hodgson có Ashley Cole. Rồi còn đó rất nhiều sự tương đồng về con người khác mà chúng ta có thể nhắc đến như Joleon Lescott và Glen Johnson gợi nhớ hình ảnh Jack Charlton và George Cohen.

Đội trưởng Steven Gerrard đảm trách một vai trò tương tự và tất nhiên cũng sở hữu một lối chơi “bao sân” tương tự như Bobby Charlton bên cạnh việc đều sở hữu khả năng thực hiện những cú nã đại bác tầm xa ngoạn mục, hoặc một James Milner gợi nhớ đến hình ảnh của Martin Peters từ phong cách chơi bóng cho đến vị trí trên sân.

Về mặt lối chơi, giống như thầy trò Alf Ramsey, các tuyển thủ Anh cũng thấm nhuần học thuyết của chiến lược gia vĩ đại này với một phong cách đặt nặng về kỹ và chiến thuật. Hệ thống 4-4-2 ‘the wingless wonders’ tận dụng tối đa chiều rộng của mặt sân với những cầu thủ chạy cánh bị xem là “lỗi thời” nhưng là cuộc cách mạng chiến thuật năm 66 nay lại được HLV Roy Hodgson xây dựng và phát triển tại Euro 2012.

Alan Ball với nhiệm vụ “chạy và chạy” nay lại được tái hiện ở Ashley Young với lối chơi cánh thuần túy tương tự với nhiệm vụ cung cấp bóng cho hai tiền đạo. Đối với bộ đôi Geoff Hurst và Roger Hunt, hai người hùng của năm 1966, Danny Welbeck hoặc Andy Carroll và Wayne Rooney hiện tại cũng đang đi đúng trên con đường đi vào lịch sử đó.

Sự tương đồng về con người lẫn lối chơi, người Anh hay đúng hơn là Roy Hodgson nhận ra rằng chỉ có thể thành công với triết lí bóng đá của chính mình. Đó không chỉ là thứ triết lí đã thấm nhuần vào từng con người mà còn là cả niềm tự hào dân tộc, như Italia với catenaccio, Tây Ban Nha với tiki-taka, Hà Lan với total-football…

(Theo Dân Trí)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Bẫy việt vị kiểu Pellegrini: Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

"Bẫy việt vị kiểu Pellegrini": Niềm đam mê lợi bất cập hại của Enzo Maresca

Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

Xem thêm
top-arrow
X