Thứ Bảy, 12/04/2025
Zalo

Barcelona: Thay đổi không bao giờ là muộn

Thứ Sáu 29/04/2011 14:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hồi 3 của cuộc va chạm giữa những vì sao Barca-Real đã có kết quả khác hẳn. Sự khác biệt đến từ Barca, những người đã học được nhiều điều từ thất bại trước Real mới đây. Họ giăng chiếc bẫy tại Bernabeu, theo cách của riêng mình, và đã thành công với những toan tính.

Hổ vờn mồi

Đầu tiên là tư tưởng, với những gì được đúc rút sau trận Chung kết Cúp Nhà Vua, Barca đã vào trận với phong thái đủng đỉnh hơn hẳn. Phân tích những diễn biến trong hiệp 1, có hai luồng ý kiến: Một luồng cho rằng Barca không dám và không tấn công được, luồng khác lại nói đại ý Barca chưa cần công phá Real Madrid vội. Người viết thiên về quan điểm thứ 2 hơn. Bernabeu không phải Mestalla, tại đây, nếu Barca cứ thủng thẳng vờn bóng, và dù Real có quán triệt tinh thần của Mou thế nào thì trên sân nhà của họ, cứ chạy như cái bóng mãi cũng mất kiên nhẫn. Bán kết Champions League chứ không phải lượt về Liga, Barca còn phục kích Real tại Camp Nou nữa, tất nhiên Ronaldo sẽ phần nào sốt ruột rồi.

Barca đã thay đổi để chiến thắng

Barca vẫn cầm bóng rất nhiều, nhưng khác với trận thua gần đây trước Real, họ không tìm mọi cách hướng nhanh lên phía trước. Ngược lại là những đường chuyền giữa thủ môn và các hậu vệ. Barca đã tận dụng vũ khí lợi hại nhất của họ là giữ bóng, rồi nhẫn nại chờ cơ hội. Cú sút sạt cột của Villa, người đổi vị trí sang cánh phải, pha xâm nhập sút bóng của Xavi là những thời cơ mà Pep tin rằng cứ từ từ rồi sẽ đến. Barca như mai phục Real trong chính thế trận phòng thủ, phản công mà Real tạo ra. Đội bóng của Mou không phản công, vì Barca mới là đội bịt hết khoảng trống giữa sân với cặp Keita, Busquets. Real cũng không thể tấn công, vì không có bóng.

Cái cách các cầu thủ Barca đối phó với những pha đá rát bằng kiểu lăn lộn, tỏ ra đau đớn, rồi lao vào khiếu nại với trọng tài, thổi lên một cuộc đấu trong và ngoài sân bằng kiểu kích động cho thấy một kịch bản đã được soạn sẵn. Đó là điểm khác. Tính cách ôn hòa từ ông thầy cho đến các học trò bên Barca sẽ chiếm lợi thế hơn trong kiểu “tâm lý chiến” này. Barca có Alves hay Mascherano, đều chẳng phải tay vừa. Trước khi Pepe bị đuổi, anh này đã dính một cú đá đau từ Mas, và khi Pepe vung chân đạp Alves, có lẽ hậu vệ người Brazil chỉ chờ có vậy để ngã vật ra. Barca không hiền, họ có chiêu thức mà nếu Mou biết khuyến khích Real đá rắn, Pep cũng sẵn sàng ứng phó. Trận trước đó, người ta thấy Barca chỉ biết chịu trận khi chịu những cú vào bóng ác ý từ Real.

Thành quả của sự nhẫn nại

Sự chủ động trong đấu pháp của Pep rồi cũng đạt được kết quả. Sự thông minh và tinh quái của Barca được phát huy đúng lúc. Sau khi Pepe rời sân, tiqui-taca đích thực bắt đầu. Khi mắt xích quan trọng nhất của hệ thống phòng ngự đội chủ nhà đã mất, con đường đến khung thành Casillas thênh thang hơn hẳn. So với lượt về tại Bernabeu, Real còn bất lợi hơn thế, nhưng vẫn vùng lên thành công, thậm chí còn chơi hay hơn lúc đủ người. Điều gì đã xảy ra? Pepe quá quan trọng trong việc ngăn chặn Barca lên bóng, điều đó đúng, nhưng Barca đã biết cách kiềm hãm Real hơn. Họ vẫn cứ đủng đỉnh khi hơn người với niềm tin rằng bàn thắng rồi sẽ đến.

Không ào ạt và không đẩy cao tốc độ trận đấu, Barca vẫn có 2 bàn. Biến chuyển về mặt con người rõ nét nhất ở Villa và Messi. Phong độ tốt của Villa giúp Messi có người chia lửa. Anh đổi cánh với Pedro trong hai hiệp, tạo được sức ép bằng những pha đi bóng tự tin. Còn Messi, không có người theo kèm sát, anh phá nát hàng thủ Real ngay lập tức. Một lời khen nữa cho phòng tuyến sau chắp vá của Barca với những người thế vai lành nghề như Mascherano và Puyol.

Mou giàu kinh nghiệm chiến trường hơn Pep, nhưng các học trò Pep trội hơn học trò Mou: Từ sự kết dính, tinh ranh và thích ứng. Đừng quên là Barca mất Iniesta nhưng cả cỗ máy vẫn vận hành tốt, Real mất Pepe, họ mất tất. Cũng cần nhắc lại là trước đó, Barca đã thay đổi từ băng ghế chỉ đạo rồi, Pep giờ cũng “ồn ào” chứ thua gì Mou!
 

Mou mất quân trận thứ 5 liên tiếp

Mou nói đúng: Barca luôn được chơi hơn người mỗi khi gặp đội bóng của ông. Trận "Kinh điển" ở Bernabeu vừa rồi là trận thứ 5 liên tiếp một đội bóng do Mourinho dẫn dắt kết thúc trận đấu với chỉ 10 người. Ở trận bán kết lượt về mùa trước, khi Mou còn là HLV Inter, đội bóng của ông cũng phải chơi thiếu người trong 1 tiếng đồng hồ khi Motta bị đuổi khỏi sân vì quệt tay vào mặt Busquets. Trận lượt đi Liga mùa này, cũng ở Camp Nou, Sergio Ramos là người bị đuổi. Trận lượt về, tới lượt Albiol phải đi tắm sớm. Trong trận Chung kết Cúp Nhà Vua, Di Maria cũng phải rời sân khi trận đấu còn ít phút vì 2 thẻ vàng. Và trận này là Pepe.

5 người bị bắt vì ăn mừng chiến thắng

Cảnh sát Barcelona cho hay họ đã cho xộ khám 5 người vì tội ăn mừng chiến thắng của Barca một quá "nhiệt tình" quá mức cho phép. Sau trận đấu, khoảng gần 3.000 CĐV Barca đã tụ tập ở quảng trường trung tâm thành phố để ăn mừng thắng lợi. Một số thanh niên đã không làm chủ được hành vi và quay sang đập phá những gì họ thấy trên đường, từ bốt điện thoại tới các thùng rác. Trong khi đó thì ở Madrid, cảnh sát không ghi nhận một sự cố nào lớn ngoài một số màn đấu khẩu giữa những nhóm CĐV quá khích nhất của hai đội. 4.000 CĐV Barca tới Bernabeu đã được hộ tống rời khỏi sân vận động và về nhà an toàn.



 
(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Morgan Gibbs-White thay Kevin De Bruyne tại Man City: Tại sao không?

Không giống như quyết định áp thuế quan với các nước rồi lại tạm ngưng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc Kevin De Bruyne rời Man City rất khó đảo ngược. Vì thế, với Man Xanh lúc này, điều nên làm là sớm tìm người thay thế nhạc trưởng của mình. Và Morgan Gibbs-White đang nổi lên như một ứng viên sáng giá.

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Những bộ ba tấn công hay nhất trong lịch sử Champions League: Từ MSN, BBC đến bộ ba R

Hôm thứ Tư, Robert Lewandowski, Raphinha và Lamine Yamal đã trình diễn một màn tấn công thượng hạng trong chiến thắng 4-0 của Barcelona trước Borussia Dortmund. Kỹ thuật, tốc độ và sự lạnh lùng trong dứt điểm của họ khiến người ta liên tưởng tới những bộ ba xuất sắc nhất từng tung hoành tại châu Âu trong kỷ nguyên hiện đại.

Pro Inter Milan và thứ nghệ thuật Catenaccio kiểu mẫu

Inter Milan và thứ nghệ thuật Catenaccio kiểu mẫu

Pro Inter Milan và thứ nghệ thuật Catenaccio kiểu mẫu

Ngay cả khi không duy trì được vị thế áp đảo tại Serie A mùa giải năm nay thì đội bóng của HLV Simone Inzaghi vẫn khẳng định mình là ứng viên đáng gờm cho danh hiệu vô địch Champions League, đặc biệt là sau thắng lợi 2-1 ngay trên sân của Bayern Munich tại lượt đi vòng tứ kết vừa rồi.

Xem thêm
top-arrow
X