Bài dự thi "Ấn tượng World Cup 2018": Bóng đá và quyền phán xét
Thứ Ba 17/07/2018 19:09(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Nhật Bản lần đầu hiên ngang bước vào vòng 1/16 World Cup trong nỗi tự hào của người dân xứ Phù Tang lẫn cả Châu Á. Thế nhưng, nỗi vui mừng ấy chưa kịp lắng xuống thì lại dấy lên làn sóng chỉ trích Nhật chơi thứ bóng đá tiêu cực khi chỉ chuyền bóng qua lại cho nhau trong 10 phút cuối và trông chờ chỉ số fairplay để được đi tiếp.
Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Nhiều ý kiến chê trách Nhật có chỉ số fairplay cao nhưng lại thiếu fairplay vì góp phần làm Senegal bị loại. Vậy, với những ai chỉ trích Nhật, các bạn đã thật sự fairplay với thầy trò Nishino chưa?
Khán giả, những người chỉ ngồi bên ngoài sân cỏ luôn nhìn mọi thứ thật dễ dàng. Hãy thẳng thắn với nhau, giữa điều nguy hiểm và điều nguy hiểm hơn, bạn sẽ chọn bên nào khi đứng trước bước ngoặc lịch sử? Tại sao Nhật phải mạo hiểm khi họ có thể chọn lựa? Mười phút để được an toàn, còn 80 phút trước đó, Nhật chẳng đã tận hiến hay sao?
|
Nhật Bản lập kỷ lục với bàn thắng của Haraguchi vào lưới ĐT Bỉ |
Bạn đá đẹp, bạn chơi hết mình để rồi nếu chẳng may buộc phải trả giá cho sai lầm phút chót, chính bạn mới là người nếm trải nỗi đau. Lâu nay, chúng ta luôn dễ dàng phán xét người khác theo cách nghĩ của mình và hào hứng "ném đá".
Chỉ trích nặng nề là thế nhưng khi Nhật “sửa sai” bằng trận đấu đôi công song phẳng vói Bỉ để rồi thua ngược tức tưởi thì mọi chuyện vẫn chưa dừng lại.
Lại bùng lên một làn sóng khác, tiếp tục chê bai, lại trách cứ người Nhật “dại khờ” và tính toán sai nước cờ mới nên nỗi. “Lưỡi không xương nhiều dường lắt léo”, dư luận lắm lúc như mụ dì ghẻ cay nghiệt, sẵn sàng “dạy dỗ” người khác theo cách họ muốn.
Góp một viên gạch để xây nên bức tường vững chắc xem ra khó hơn hẳn đua nhau ném hòn đá để phá hoại ngôi nhà xinh đẹp.
Tôi thật nể cái cách đội Nhật đối mặt với dư luận, không thanh minh hay oán than, họ cứ cặm cụi làm thật tốt phần việc của mình để những ai phán xét họ tự biết im lặng. Người Nhật tử tế cả với nhưng ai thiếu tử tế với mình, thật sự chuyên nghiệp và đáng ngưỡng mộ.
Chỉ số fairplay của Nhật được tính bằng số thẻ phạt ít hơn đối thủ, đó là cả quá trình phấn đấu. Trong thi đấu thể thao, chỉ có thắng bại phân định bằng lá thăm may mắn hay sự can thiệp trắng trợn mới là sự bất công.
Nhật Bản có quyền tự quyết. Khán giả cũng có quyền phán xét nhưng những ai đứng bên ngoài sân đấu hãy bao dung hơn chút nữa bởi "Đời sẽ đẹp hơn biết mấy khi chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau".
Bài dự thi Ấn tượng World Cup
Tác giả: Đàm Châu Song Thuận