Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Nạn nhân của những sự nghiệt ngã
Đúng vậy, phải dùng cụm từ “những sự nghiệt ngã” để chỉ những gì Tam Sư đã trải qua ở các kỳ World Cup. Nếu ai còn hoài nghi, xin hãy nhìn lại những éo le mà đội tuyển Anh gặp phải trong những lần tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Đầu tiên chính là kỳ World Cup mà đội tuyển Anh giành chức vô địch trên sân nhà năm 1966. Với lợi thế sân nhà, Bobby Charlton cùng đồng đội đã thi đấu ổn định và vào tới chung kết gặp Tây Đức khi ấy tuy làm khách nhưng được đánh giá cao hơn và đường đến chung kết cực kỳ thuyết phục.
Tuy nhiên, họ đã chịu thất bại 4-2 chung cuộc sau khi trận đấu phải kéo dài đến hiệp phụ. Thế nhưng điểm đáng chú ý nhất đó là “bàn thắng ma” nâng tỷ số lên 3-2 của Geoff Hurst.
Cụ thể, ở phút thứ 101 trong hiệp phụ, sau khi nhận đường chuyền từ đồng đội ở cánh phải, tiền đạo số 10 xử lý 1 nhịp rồi bất ngờ quay người tung cú sút bằng chân phải, bóng dội xà ngang đập xuống đất, các cầu thủ áo đỏ cho rằng bóng đã qua vạch cầu môn, trọng tài chính người Thụy Sỹ Gottfried Dienst hoàn toàn bó tay, và khi được trọng tài chính tham khảo ý kiến thì vị trợ lý Bahramov quả quyết: pha bóng đã thành bàn.
Và phải nói là đến 40 năm sau, nhờ sự can thiệp của kỹ thuật, người ta mới xác định được bóng chưa vào khung thành. Với 1 pha bóng như vậy, mà tuyển Anh được hưởng lợi thì chắc chắn chức vô địch của họ sẽ không thể thuyết phục những người hâm mộ các đội bóng khác.
Và cho dù Anh lên ngôi, nhưng người ta vẫn lấy cái cớ đó để nói rằng chiếc cúp mà đội bóng của HLV Alf Ramsey đạt được trên sân nhà không hoàn toàn xứng đáng.
Hai mươi năm sau, ở Mexico 1986, Diego Maradona làm mưa làm gió ở các trận đấu để kéo Argentina lên đỉnh thế giới lần thứ 2. Và đáng nhớ nhất có lẽ là trận tứ kết, nơi mà “cậu bé vàng” đã có 2 bàn thắng để đời với nạn nhân chính là đội tuyển Anh.
Bàn đầu tiên là pha bóng tranh chấp trên không, Maradona thấp hơn thủ thành Peter Shilton gần 20cm nhưng lại tinh quái dùng tay một cách rõ ràng để chạm bóng trước và đưa bóng vào lưới.
Bàn thứ 2 là pha solo tuyệt đỉnh sau khi qua 6 cầu thủ đối phương, được xem là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử World Cup. Còn đội bóng làm nền cho Maradona chính là đội tuyển Anh.
Đương nhiên, khi khán giả trên thế giới ở thời ấy lẫn bây giờ thoải mái thưởng thức siêu phẩm đó thì người Anh không thể không cảm thấy khó chịu.
Vận đen vẫn chưa buông tha đội bóng xứ sương mù ở World Cup. Năm 2010 trên đất Nam Phi. Khi Tam sư phải đợi đến trận đấu cuối cùng mới có được chiến thắng đầu tiên và giành vé đi tiếp, họ lại chạm trán tuyển Đức ở vòng 1/8.
Ở thời điểm khi tuyển Anh bị dẫn trước 2-1 trong trận đấu, họ cướp được bóng từ đường chuyền hỏng của Philipp Lahm ở giữa sân, sau vài nhịp phối hợp thì bóng đến chân của Lampard ngay trước vòng cấm, tiền vệ của Chelsea đã đưa ra quyết định dứt điểm rất nhanh, bóng dội xà ngang rồi rơi vào trong khung thành và bật ra, sau đó thì thủ thành Neuer cũng chụp được.
Mọi thứ diễn ra quá nhanh và Lampard cùng các đồng đội cho rằng bóng đã vào lưới còn trọng tài lại nói không. Trường hợp này thì không cần nhờ công nghệ mà mắt thường cũng có thể thấy đây là bàn gỡ hòa. Sau đó Anh thua Đức 4-1 chung cuộc và bị loại. Thế đấy, nghiệt ngã đến với họ sau 44 năm kể từ thời điểm học hưởng lợi từ một tình huống tương tự.
Đó là chưa kể đến một số lần các cầu thủ được coi là ngôi sao hàng đầu của Tam sư bị đối thủ “chơi xỏ” như Beckham là nạn nhân của Simone ở vòng 1/8 Worldcup 1998, tiền vệ điển trai của Manchester United đã “mắc mưu” phải nhận thẻ đỏ còn đội nhà thì thua trận.
Rồi đến lượt tài năng trẻ Rooney nhận thẻ đỏ sau khi bị Ronaldo của Bồ Đào Nha khiêu khích ở tứ kết Worldcup 2006. Các đội bóng có lý do để cười nhạo những lần mà cầu thủ Anh “ ngây thơ” bị chơi khăm như vậy.
Đội tuyển Anh hoàn toàn có thể hi vọng vào tương lai với lứa cầu thủ hiện tại |
Hãy trưởng thành nhanh lên và phản bội Thế giới
Chúng ta thấy tuyển Anh trong khoảng 20 năm trở lại đây với những ngôi sao và luôn được truyền thông nước nhà nâng đỡ, được kỳ vọng rất nhiều nhưng chưa bao giờ đáp ứng được mong muốn của người hâm mộ. Phải tới Worldcup 2018 lần này, họ mới tiến sâu vào bán kết sau 28 năm chờ đợi.
Ai cũng thấy rằng, đội tuyển Anh đến Nga lần này có vẻ được được chú ý hơn thế hệ đàn anh gồm các cầu thủ như Beckham, Gerrard, Terry, Owen.. những người mà nhận được sự quan tâm của các tờ báo chuyên về … showbiz có khi còn nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đài chuyên về thể thao.
Tam sư lúc ấy có nhiều ngôi sao nhưng cũng không thiếu những lùm xùm về đời tư cầu thủ, còn HLV thì gặp muôn vàn khó khăn để kết hợp họ thành một tập thể vững mạnh.
Nhưng Worldcup 2018 này thì khác, HLV Gareth Southgate mang đến đội hình trẻ với độ tuổi trung bình là 26 (chỉ xếp sau sau Nigeria là 25,5). Nhưng có vẻ họ lại được gắn kết hơn, ít tai tiếng ngoài sân cỏ, thi đấu tốt khi gây được những bất ngờ cho cả đối thủ lẫn các chuyên gia phân tích bóng đá.
Họ có Harry Kane là sát thủ số 1 Ngoại hạng Anh nhưng không có nghĩa là chỉ mình tiền đạo của Tottenham biết ghi bàn. Tam sư đã có 12 bàn thắng sau 6 trận đấu ở Worlcup.
Và đặc biệt, danh sách ghi bàn có tới 3 cầu thủ ở hàng hậu vệ là John Stones, Harry Maguire, Kieran Tripiper. Bàn thắng của họ đến đa dạng từ phối hợp, sút xa, đánh đầu lẫn đá phạt. Ở khía cạnh nào đó thì cách tìm bàn thắng của họ còn đáng ngại hơn các đội bóng phụ thuộc nhiều vào 1 siêu sao như Arghentina, Bồ Đào Nha, Urugay…
Điều quan trọng nữa là đội tuyển Anh có những cầu thủ trẻ, giải đấu trên đất Nga có thể xem là cơ hội để họ trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn chứ họ không bị quá nhiều áp lực phải tiến sâu ở World Cup lần này (trên thực tế thì họ cũng đã làm được).
Vì thế người Anh hoàn toàn có thể tin vào một kết quả mỹ mãn hơn sẽ đến ở các giải đấu lớn sau. Còn nếu cần dẫn chứng thì hãy nhìn đội tuyển Pháp. “Gà trống” cũng đã từng sống với những chỉ trích sau thất bại nặng nề ở Worlcup 2010 và không thể tiến sâu ở Worlcup 2014, nhưng ai theo dõi họ đều sẽ thấy những nhân tố trẻ ở thời điểm 4 năm trước của Pháp có thể sẽ tạo được điều gì đó cho tương lai.
Và thật vậy, họ đã vào đến chung kết 2 giải đấu lớn liên tiếp là Euro 2016 và Worldcup 2018 này. HLV Didier Deschamps được xem là nắm trong tay đội hình “trẻ nhưng có cả mẻ kinh nghiệm”.
Fan của Tam sư có thể buồn vì họ không thể tiến vào chung kết. Nhưng hãy cứ tin ở tương lai. Với sự dẫn dắt của HLV Gareth Southgate và sự trưởng thành từng ngày của các cầu thủ còn rất sung sức như Harry Kane, Sterling, Lingard, Maguire, Dele Alli,… tuyển Anh có thể là một đối thủ đáng sợ trong tương lai gần như cách người Pháp đã làm được.
Trong quá khứ, người Anh đã làm nạn nhân của sự bất công và nghiệt ngã như ở Mexico 1986 hay Nam Phi 2010, bị nghi ngờ và xem nhẹ chiến tích đạt được trên chính quê hương năm 1966.
Nên họ chắc chắn muốn làm một điều gì đó để “rửa hận”, để cho thế giới thấy rằng học không thể bị “cười nhạo” nữa. Trước mắt họ là trận tranh hạng ba của Worldcup với đội tuyển Bỉ, dù không nhận được sự quan tâm như trận chung kết, nhưng chiến thắng trận đấu này cũng có thể xem là một món quà nhỏ cho người hâm mộ quê nhà và là niềm khích lệ cho các cầu thủ trẻ.
Và hãy cứ tin ở lứa cầu thủ hiện tại, họ hoàn toàn đủ sức để làm xứ sở sương mù rạng danh trong tương lai. Hãy trưởng thành và “phản bội” lại thế giới.
Bài dự thi Ấn tượng World Cup
Tác giả: Lê Hoàng Hiệp